Sự Quan Trọng Và Cần Thiết Của Bảo Trì Xe Máy (Tiếp)

Sự Quan Trọng Và Cần Thiết Của Bảo Trì Xe Máy (Tiếp)

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của bảo trì xe máy và cách bảo trì một vài bộ phận. Để hiểu rõ hơn về cách thực hiện bảo trì cho các bộ phận như xích tải, dầu phanh,.. chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé

9. Xích tải/ Dây đai:

a. Chức năng và cấu trúc:

Xích tải/ dây đai truyền năng lượng từ động cơ tới bánh xe sau và đồng thời nó cũng giảm bớt sự thay đổi đột ngột mô men từ động cơ khi động cơ tăng tốc và giảm tốc.

– Xích tải:

Xích tải bao gồm các mắt ngoài và mắt trong lần lượt nối với nhau với chốt và con lăn giữa các mắt trong. Có hai loại xích tải một loại có liên kết xích có thể tháo, nối xích tại một điểm và đầu cuối không có nối. Để kéo dài tuổi thọ vài loại có mỡ trong chốt với vòng phớt O giữa các chốt nối.

– Dây đai:

Dây đai được sử dụng là loại đai V, đây là loại đai răng cưa làm bằng cao su nhân tạo và các dây thớ trong lõi. Xe tay ga loại nhỏ sử dụng loại có răng một mặt bên trong còn lại xe tay ga lớn thường sử dụng loại đai có cả mặt trọng và mặt ngoài.

b. Các bộ phận cần bảo trì:

– Xích tải

Trong quá trình sử dụng xích tải sẽ bị ruỗi dài ra do mòn các chốt và các mắt. Con lăn của xích tải cũng bị mòn nhiều khi ăn khớp với các nhông mỡ trên xích bị phá hủy trong khi nhiệt độ tăng do ma sát giữa xích tải và nhông. Nước và bụi bẩn cũng ảnh hưởng nhiều do đó độ trùng của xích tăng lên và sử dụng với bôi trơn kém.

– Dây đai

Dây đai bị mòn do nó luôn tiếp xúc với puli, nó cũng cứng và phá hủy do ôxi hóa và nhiệt từ ma sát vì nó làm bằng cao su.

c. Hậu quả nếu không tiến hành bào trì:

– Xích tải

• Khi độ chùng bị tăng do bị dãn ra của xích, xích có thể nhảy ra khỏi răng hoặc phát sinh tiếng ồn.

• Bôi trơn không đúng làm tăng mòn của con lăn và nhông xích.

– Dây đai

• Mòn hoặc cứng dây đai có thể làm trượt và mất công suất và tiêu hao nhiên liệu

d. Kiểm tra:

Kiểm tra và điều chỉnh xích / dây đai theo các điểm sau và thay thế nếu cần thiết, xích tải kiểm tra và điều chỉnh độ chùng nếu cần thiết.
(1) Về số không và để xe bằng chống đứng hoặc chống bên

(2) Kiểm tra trùng xích ở giữa xích và nhông, quay bánh xe bằng tay và kiểm tra độ trùng ở các điểm khác của xích lặp lại kiểm tra một vài lần nếu chỗtrùng nhỏnhất nằm ngoài tiêu chuẩn thì cần điều chỉnh lại (Về tiêu chuẩn độ trùng tham khảo hướng dẫn bảo trì)

(3) Khi độ trùng quá lớn điều chỉnh theo như sau:
– Lới lỏng trục sau tới khi nó có thể di chuyển được.

– Lới lỏng ốc khóa, xoay ốc điều chỉnh / bu lông điều chỉnh (*Điều chỉnh có khía, điều chỉnh cho cả hai bên khía đều nhau)

– Trước khi điều chỉnh quay bánh xe bằng tay để tới chỗ chùng nhỏ nhất.

(4) Xiết lại trục bánh xe và kiểm tra lại độ trùng

(5) Xiết ốc khóa

(6) Khi bánh sau là phanh tang trống hành trình tự do của chân phanh có thể thay đổi sau khi điều chỉnh xích, cần điều chỉnh lại hành trình này.

Thời điểm thay thế xích:

– Khi dấu điều chỉnh rơi vào vùng đỏ sau khi điều chỉnh xích cần phải thay thế
– Với loại xích không có chỉ thị mòn đo khoảng cách giữ các chốt nếu giá trị vượt quá giới hạn thay thế xích mới

Làm sạch và bôi trơn xích:

– Sử dụng dung môi khó cháy hoặc có điểm cháy cao (dầu hỏa) làm sạch xích nếu nó quá nhiều bụi bẩn sau đó làm sạch nước để tẩy sạch (Đối với xích loại có phớt O rửa với áp lực cao hay dung môi có thể làm hỏng phớt)

– Lau sạch nước và dung môi và là khô xích

– Bôi trơn xích bằng dầu (#80-90)

Kiểm tra nhông:
– Kiểm tra nhông đĩa xích xem có mòn hay hư hỏng răng không.

– Khi nó mòn quá giới hạn thì có thể xích sẽ nhảy ra ngoài răng.

– Khi điều này xảy ra có nghĩa là nhông đã mòn (Không dùng xích mới với nhông đĩa đã mòn, xích mới sẽ mòn rất nhanh chóng chỉ nên thay xích và nhông mới cùng một lúc)

Dây đai:
– Kiểm tra bề mặt dây đai xem có nứt hay hư hỏng và cứng hoặc hỏng cao su không.

– Đo độ mòn dây đai, thay thế một dây đai nếu mòn quá giới hạn sửa chữa.

10. Dầu phanh:

a. Chức năng và cấu trúc:

Dầu phanh được đổ vào xi lanh phanh chính ống dầu và ngàm phanh. Nó truyền lực từ cần phanh hoặc bàn đạp phanh tới ngàm phanh bằng áp suất thủy lực. Do đó dầu phanh nên thay thế. Dầu phanh cần có những điểm sau:

• Điểm sôi của dầu cao.

• Không ăn mòn kim loại.

• Không làm nở cao su.

• Có độ nhớt thích hợp khi nóng hay nguôi.

• Có khả năng bôi trơn.

Tiêu chuẩn DOT chỉ ra loại dầu phanh có ba loại dầu phanh và được xác định theo chỉ số DOT. Ba loại này phân loại theo điểm sôi của dầu: DOT 3, DOT 4 và DOT 5. Xe gắn máy Honda sử dụng loại DOT3 hoặc DOT4. tham khảo sách hướng dẫn bảo trì để biết được loại dầu phanh mà xe sử dụng

Tiêu chuẩn dầu phanh (Điểm sôi)

Phân loạiKhôẨm (3.5% nước)Thành phần chính
DOT 3205°C hoặc cao hơn140°C hoặc cao hơnGlycol ether
DOT 4230°C hoặc cao hơn155°C hoặc cao hơnGlycol ether
DOT 5260°C hoặc cao hơn180°C hoặc cao hơnSilicon

b. Các bộ phận cần bảo trì:

Dầu phanh hút hơi ẩm trong không khí và điểm sôi của dầu giảm xuống, và nó cũng giảm chất lượng do nhiệt sinh ra khi hãm phanh. Màu sắc của dầu phanh đổi theo thời gian, nhưng không thể nói là khi nào dầu kém chất lượng hay dầu hút ẩm như thế nào nếu chỉ nhìn qua màu sắc. Bạn không thể xác định dầu còn có thể sử dụng hoặc không thể dùng. Do đó dầu phanh cần thay thế định kỳ.
c. Hậu quả của việc không bảo trì:

Khi phanh được sự dụng trong khi mực dầu quá thấp hay bị rò rỉ. Nó không thể truyền lực từ bàn đạp phanh hay từ phanh tay tới ngàm phanh.

– Dầu phanh rất dễ hút hơi ẩm. Khi độ ẩm trong dầu cao thì điểm sôi của dầu giảm và gây ra hiện tượng khóa hơi và đó là lý do làm rỉ các chi tiết bên trong và làm chức năng giảm sút. (* Khóa hơi: là vấn đề phát sinh khi dầu phanh sôi do nhiệt và phát sinh bọt khí do đó hệ thống phanh trở lên không hiệu quả.)

d. Kiểm tra:
Kiểm tra hệ thống phanh theo các điểm sau: Thay thế dầu phanh định kỳ đều đặn theo như lịch bảo trì. Tác động vào tay phanh thật chặt, kiểm tra hệ thống phanh (ống nối,…) xem có rò rỉ dầu phanh hay không

Kiểm tra mực dầu phanh trong bình dự trữ
– Kiểm tra mực dầu ở dấu thấp nhất có đủ không (* Dầu phanh không tiêu hao như dầu động cơ trong khi sử dụng bình thường, có hai lý do làm mực dầu phanh giảm xuống)
– Bố phanh bị mòn.
– Rò rỉ dầu phanh trong hệ thống phanh.

11. Phanh tang trống (đùm) / phanh đĩa:

a. Chức năng và cấu trúc:

Hệ thống phanh là cơ cấu làm chậm hay dừng xe nhờ sử dụng lực ma sát. Đối với phanh đùm, guốc phanh đẩy vào trống phanh và từ từ làm chậm xe lại nhờ lực ma sát. Đối với phanh đĩa bố phanh ép chặt vào đĩa phanh gắn trên bánh xe sử dụng lực của chất lỏng dầu phanh tạo hiệu quả phanh.

b. Các bộ phận cần bảo trì:

Guốc phanh / bố phanh đẩy chặt vào trống phanh / đĩa phanh và mòn đều trong quá trình sử dụng. Đối với phanh đùm hành trình tự do của tay hay bàn đạp phanh tăng do phanh bị mòn ở guốc phanh, và dãn dài của dây cáp phanh. (* Hành trình tự do của phanh thủy lực tự động điều chỉnh)

c. Hậu quả nếu không thực hiện bảo trì:

– Khi guốc phanh và bố phanh quá giới hạn sửa chữa, lực ma sát sẽ giảm và hiệu quả phanh sẽ giảm. Khi bị mòn quá mức là lý do các chi tiết kim loại của bố và guốc phanh tiếp xúc với trống phanh hoặc đĩa phanh, và đĩa hoặc trống phanh sẽ hỏng và tăng chi phí sửa chữa.

– Tăng hành trình tự do của tay phanh hay bàn đạp phanh sẽ giảm hiệu quả của quá trình phanh và đó là lý do thời gian hoạt động của phanh giảm và giảm lực hãm cần thiết.

d. Kiểm tra:

Kiểm tra hệ thống phanh theo các điểm sau , thay thế guốc phanh và bố phanh khi nó mòn quá giới hạn sửa chữa.

Phanh tang trống:

– Kiểm tra mòn của trống phanh
(1) Kiểm tra chỉ thị mòn phanh khi tay hay bàn đạp phanh được hoạt động.

Khi dấu mũi tên trên chỉ thị độ mòn thẳng với dấu trên bát phanh bạn cần nghi ngờ guốc phanh hay trống phanh bị mòn. Tháo phanh ra.

(2) Kiểm tra trống phanh nếu trống phanh tốt thì thay thế bộ guốc phanh mới. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của phanh.
(1) Đo hành trình tự do tại đỉnh của tay hay bàn đạp phanh bằng thước kẻ.

(2) Làm điều chỉnh bằng vặn đai ốc của cáp hay đũa phanh. Chú ý một điều chắc chắn rãnh khuyết trên ốc phải nằm tỳ vào đúng.

(3) Sau khi điều chỉnh phải chắc chắn phanh không bị trượt bởi phương pháp điều chỉnh vừa rồi.

Phanh đĩa:
– Kiểm tra mòn của bố phanh: kiểm tra dấu chỉ thị mòn, nếu mòn đến dấu chỉ thị thay thế bố phanh mới theo một bộ.

12. Công tắc đèn phanh/ điểm rọi đèn lái

a. Chức năng và cấu trúc:

Công tắc đèn phanh được trang bị cho riêng từng phanh trước hay phanh sau. Trong trường hợp của bàn đạp phanh sau thời điểm sáng của đèn phanh có thể điều chỉnh và đồng thời có vít cho điều chỉnh điểm rọi của đèn lái.

b. Bộ phận bảo trì:

Đối với tay phanh không cần điều chỉnh thời điểm sáng của đèn phanh. Tuy nhiên đối với phanh chân thì cần phải điều chỉnh lại. Đồng thời đối với đèn lái mòn của hệ thống giảm xóc là lý do là lý do làm điểm rọi thay đổi.

c. Hậu quả của việc không thực hiện bảo trì:

Điều chỉnh công tắc đèn phanh không thích hợp cũng như điểm rọi không chỉ khó chịu với người điều khiển mà nó có thể là lý do gây va chạm, Khi khách hàng không thấy điểm gì bất thường thì việc kiểm tra điều chỉnh vẫn là cần thiết.

d. Kiểm tra:

– Kiểm tra độ rọi của đèn chiếu xa (pha) nếu nó không đúng điều chỉnh lại

– Kiểm tra thời điểm sáng của đèn phanh, nó phải sáng trước khi phanh có hiệu lực, nếu điểm không đúng thì điều chỉnh lại.

13. Ly hợp:

a. Chức năng và cấu trúc:

Ly hợp truyền năng lượng từ động cơ tới bộ số. Nó cho phép bộ số truyền hay không truyền lực khi ấn cần số hay khi dừng xe.

Có hai loại ly hợp, nó xác định qua phương pháp kích họat. Một loại bằng tay được sử dụng cần điều khiển ở tay trái và một loại tự động ly tâm sử dụng lực ma sát ăn khớp khi tốc độ động cơ tăng lên.

b. Bảo trì:

Ly hợp sử dụng các vật liệu ma sát (ví dụ: đĩa ly hợp) và nó sẽ mòn sau nhiều lần sử dụng lặp đi lặp lại. Phần lớn hệ thống sử dụng dây cáp cho hoạt động và sự dãn cáp có thể là lý do tăng hành trình tự do của ly hợp.

c. Hậu quả khi không thực hiện bảo trì:

– Mòn đĩa ma sát làm li hợp bị trượt

– Khi dây cáp ly hợp bị dãn dài, hành trình tự do của ly hợp tăng lên và nó làm ly hợp ngắt ra không hết và gây khó khăn khi chuyển số.

d. Kiểm tra:

Kiểm tra các điểm sau và điều chỉnh nếu cần thiết:

Ly hợp tay:

– Kiểm tra hành trình tự do
(1) Kiểm tra hành trình tự do ở đầu của tay ly hợp đối với ly hợp dùng cáp. (* Khi hành trình tự do quá lớn, ly hợp sẽ không ngắt hoàn toàn và nó sẽ bị trượt nếu hành trình tự do quá nhỏ.)

(2) Nếu hành trình tự do không đúng điều chỉnh sơ cấp với việc xoay ốc điều chỉnh sau khi nới lỏng ốc khóa ở cần ly hợp và sau đó điều chỉnh với tay ly hợp

Mực dầu ly hợp:
Với ly hợp điều khiển bằng dầu thủy lực thì hành trình tự do của nó không cần điều chỉnh. Kiểm tra mực dầu khi mực dầu xuống thấp kiểm tra rò rỉ hệ thống, và thay thế dầu theo định kỳ bảo dưỡng

Ly hợp tâm tự động:

– Kiểm tra ly hợp. Kiểm tra các điểm sau điều chỉnh khi bạn thấy bất thường (như cắt không hoàn toàn)

– Xe không được dịch chuyển với số 1 khi chạy cầm chừng (li hợp ngắt)

– Xe không được di chuyển với số 1 khi ấn cần số xuống và mở ga (ly hợp ngắn)

– Điều chỉnh li hợp:

(1) Nới lỏng ốc khóa và quay bulông điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ một vòng.

(2) Quay lại bu lông điều chỉnh theo chiều ngược lại cho tới khi cảm thấy có trở lực.

(3) Quay bu lông điều chỉnh theo chiều kim đồng hộ 1/8 vòng từ vị trí điều chỉnh ở phần 2 và xiết chặt ốc khóa.

14. Giảm xóc:

a. Chức năng và cấu trúc:

Hệ thống giảm xóc nhận lực va chạm từ mặt đường và làm cho điều khiển xe dễ dàng hơn. Hơn nữa giới hạn theo phương thẳng đứng dịch chuyển của bánh xe ( kiểm soát rung động) khi bánh xe đi vào ổ gà an toàn tay lái hay lực phanh. Các loại giảm xóc bao gồm sau:

– Giảm xóc trước:
– Giảm xóc sau:

b. Bảo trì:

Giảm xóc lặp đi lặp lại quá trình dãn và nén và làm các chi tiết như ống lót và cao su bị mòn và giảm tính năng, nối gắp có thể bị lỏng và khe hở quá lớn vì trựợt và xoay lặp đi lặp lại.

c. Hậu quả khi không thực hiện bảo trì:

– Khi các chi tiết nối bị mòn, đảo hoặc hư hỏng, thì mòn của các chi tiết khác sẽ nhanh lên và ồn và rung lắc và làm điều khiển không thoải mái cũng như phanh không hiệu quả.

– Khi hấp thu lực giảm chấn giảm do rò rỉ dầu hay hư hỏng của các chi tiết, thì rung động của lò xo không được kiểm soát và làm lái xe không thoải mái và an toàn, và hiệu quả phanh giảm.

d. Kiểm tra:

Kiểm tra các điểm sau:

– Kiểm tra giảm xóc trước:

(1) Với xe trang bị hãm phanh trước, ấn tay lái xuống một vài lần để nhún trước bị đè xuống. (* Khi bạn thấy có khe hở và kêu kiểm tra vòng bị cổ lái và giảm xóc trước xem có gì bất thường không)

(2) Kiểm tra phớt kín của giảm xóc trước xem có rò rỉ dầu không bề mặt trượt của giảm xóc co hư hỏng gì không

– Kiểm tra giảm xóc sau:

(1) Ấn phần đuôi sau xe xuống một vài lần để kiểm tra giảm xóc. (* Khi đó chú ý độ rơ và tiếng ồn bất thường. Kiểm tra chốt càng sau và giảm xóc xem có gì bất thường không)

(2) Kiểm tra rò rỉ dầu của giảm xóc sau.

(3) Nâng bánh sau lên khỏi mặt đất, giữ trục bánh sau và lắc về hai phía trái và phải, trước và sau để kiểm tra chốt bản lề trục càng sau xem có mòn, hư hỏng hay lỏng không

15. Vành và bánh xe:

a. Chức năng và cấu trúc:

Vành bánh xe đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và truyền thành chuyển động của xe khi nhận lực từ động cơ và thu nhận các tác động từ mặt đường khi lái xe. Có vài loại khác nhau về vành bánh xe tùy theo mục đích, khối lượng xe và cỡ động cơ.

b. Bảo trì:

Lốp được làm từ cao su.Tires are made of rubber. Nó là chủ thể bị mòn , và hư hại trong quá trình sử dụng và bị cứng , nứt, và lão hóa. Áp suất lốp sẽ giảm khi sử dụng.

Lốp có thể bị biến dạng và không cân bằng do tác động từ mặt đường và vòng bị bánh xe có thể bị ảnh hưởng

c. Hậu quả khi không thực hiện bảo trì:

Khi lốp mòn và biến dạng nếu tiếp tục sử dụng các vấn đề sau có thể xảy ra.

– Giảm hấp thu lực do mòn.

– Tăng tiêu hao nhiên liệu do áp suất giảm và nguy cơ nổ lốp khi lái xe với tốc độ nhanh.

– Rung động, ồn và lốp mòn bất thường khi vòng bi bị rơ.

– Rung động xe khi lái với vành bánh xe hư hỏng và biến dạng sẽ mất an toàn và khó chịu khi điều khiển.

d. Kiểm tra:

Kiểm tra lốp:

– Kiểm tra áp suất lốp: Kiểm tra áp suất có trong tiêu chuẩn với đồng hồ đo áp suất khi lốp xe nguội (không phải sau khi đi xe). Kiểm tra hư hỏng của lốp. Kiểm tra ta lông và cạnh lốp xem có hư hỏng gì không.

– Kiểm tra chiều sâu của ta lông (gai lốp) xem có mòn không. Dùng thước kiểm tra và kiểm tra chiều sâu toàn bộ các vị trí

Chỉ thị độ mòn:
Lốp có chỉ thị độ mòn khi nhìn vào rãnh gián đoạn có các dấu chỉ thị và khi dấu chỉ thị này so với rãnh còn khoảng 0.8mm thì cần thay lốp mới.
Chỉ khi độ mòn có vài vị trí trên lốp, nó được đánh dấu hình tam giác cạnh lốp.

Kiểm tra vành bánh

– Kiểm tra vòng bi: Nâng bánh xe lên khỏi mặt đất, lắc về phía trước, sau, phải, trái kiểm tra độ rợ, quay bánh xe bằng tay và kiểm tra tiếng ồn (Chắc chắn giảm xóc trước và càng sau chặt khi kiểm tra)
– Kiểm tra nan hoa: Đối với bánh xe nan hoa, dùng một tô vít gõ nhẹ để kiểm tra xem có lỏng nan hoa không nếu có nan hoa nào lỏng hơn các nan khác thì xiết lại

16. Vòng bi cổ lái:

a. Chức năng và cấu trúc:

Cổ lái kiểm soát trực tiếp xe và đồng thời tiếp nhận tác dụng của bánh xe trước. Cổ lái có một trục xoay và được đỡ bởi các ô bi để hoạt động nhẹ nhàng

b. Bảo trì:

Vòng bi cổ lái có thể lỏng và lắc lư do tác động từ mặt đường và tải từ bánh trước. Dây điện, ống dầu và các cáp điều khiển được lắp xung quanh cổ lái. Nếu các đường dây và ống này được lắp không thích hợp thì hoạt động của cổ lái có thể bị ảnh hưởng.

c. Hậu quả khi không thực hiện bảo trì:

Khi phần treo và ổ bị bị lỏng, lắc thì rung động có thể xuất hiện khi lái xe và giảm tính năng điều khiển xe

d. Kiểm tra:

– Nâng bánh trước khỏi mặt đất và xoay tay lái các phía xem hoạt động có nhẹ nhàng hay không

– Lắc giảm xóc trước về phía trước và phía sau xem có lỏng các phần liên kết hay hỏng ổ bi không

Bảo trì xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu suất của phương tiện giao thông cá nhân. Đầu tiên, việc duy trì định kỳ giúp phát hiện và khắc phục sớm những hỏng hóc nhỏ, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố lớn trong quá trình sử dụng. Thứ hai, bảo trì đều đặn cung cấp cho xe máy điều kiện hoạt động tối ưu, giúp tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Thứ ba, an toàn giao thông được đảm bảo khi các thành phần cơ bản như phanh, đèn, và lốp được kiểm tra và bảo dưỡng đúng cách. Cuối cùng, thói quen bảo trì định kỳ không chỉ tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn giữ cho xe máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt, đồng thời giúp người lái an tâm khi tham gia giao thông hàng ngày.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here