Bảo trì xe máy là một khía cạnh quan trọng đối với sự an toàn và hiệu suất của phương tiện giao thông cá nhân. Khi xe máy được sử dụng thì các chi tiết sẽ bị mòn và phá hủy theo thời gian như dầu máy và dầu phanh sẽ thay đổi chất lượng qua thời gian và điều kiện sử dụng. Khi các chi tiết bị mòn và phá hủy theo thời gian thì hiệu suất của các cơ cấu sẽ giảm và đó là lý do gây hư hỏng trên đường như làm ô nhiễm không khí và ồn, tăng sự tiêu hao nhiện liệu và rút ngắn tuổi thọ xe lại. Để duy trì trong điều kiện tổt nhất và kéo dài tuổi thọ của xe, các chi tiết cần được kiểm tra và thực hiện bảo trì đúng và kịp thời.
1. Tổng quan về bảo trì:
a. Mối liên quan giữa bảo trì và duy trì hiệu suất của máy móc:
b. Sự quan trọng và cần thiết của bảo trì xe máy:
Dầu máy và dầu phanh.
Xe gắn máy sử dụng dầu máy và chất lỏng riêng biệt trên từng hệ thống như động cơ, phanh, hay hệ thống làm mát. Dầu máy. Dầu phanh, chất làm mát ngăn ngừa rỉ sét của các bộ phận cấu thành và duy trì hiệu suất cơ bản của động cơ. Dầu máy và chất lỏng sẽ suy giảm hay bị bẩn khi xe được sử dụng. do đó nó cần thiết được bổ xung hay thay thế định kỳ.
Chi tiết cao su
Cao su được sử dụng theo từng chức năng như ống dầu phanh để truyền áp lực cao, ống nước không bị hỏng với nhiệt độ cao và các phớt làm kín ngăn rò rỉ dầu, các cao su cũ đi dễ bị nứt cao su bị phá hủy và co dãn để ngăn ngừa các ống cao su cần được thay thế bằng một chi tiết mới nếu có bất cứ rạn nứt nào.
Các chi tiết bị mòn
Lốp, bố phanh và đĩa ly hợp sẽ bị mòn giống như cục tẩy, nó cần được thay thế để duy trì chức năng
c. Lịch bảo dưỡng định kỳ:
Các chi tiết bị mòn và phá hủy như thế nào phụ thụộc vào đặc tính của chi tiết, vị trí mà nó được sử dụng và tình trạng sử dụng. Honda cung cấp hướng dẫn cho các bộ phận riêng từng quy tắc kiểm tra/ điều chỉnh và thay thế để đảm bảo an toàn và dễ dàng sử dụng.
d. Loại và khoảng thời gian của bảo trì:
Bảng lịch bảo trì khuyên bạn thực hiện công việc thông qua thời gian và quãng đường sử dụng
– Bugi:
– Lọc gió:
2. Mục bảo trì:
Tuân theo từng mục và yêu cầu bảo trì
Từng mục chúng ta sẽ thảo luận trong phần tiếp theo, tham khảo lịch bảo trì theo hướng dẫn bảo trì để có thông số mỗi đời xe.
Các bộ phận cần kiểm tra:
3. Các mục bảo dưỡng:
3.1. Ống dẫn nhiên liệu:
a. Chức năng và cấu trúc:
Nhiên liệu trong thùng xăng được lọc qua lưới lọc , và nó tới chế hòa khí hoặc vòi phun xăng thống qua khóa xăng hoặc bơm xăng và các ống dẫn và cung cấp cho động cơ.
b. Các bộ phận cần thiết bảo dưỡng:
Các bộ phận cao su như ống dẫn nhiên liệu và các chi tiết bên trong của van xăng bị giảm chất lượng và cứng do các lý do sau và gây rò rỉ.
– Ozone trong không khí là lý do làm rạn trên bề mặt và cao su cứng vì nhiệt.
– Xăng chảy trong ống và các ôxít trong xăng tiếp xúc với bên trong ống và tăng khả năng rạn nứt của ống.
– Phớt cao su trượt trên bề mặt kim loại và như van xăng có thể mòn và cứng do ma sát với kim loại và làm giảm hiệu suất.
c. Hậu quả:
Nếu ống xăng không thực hiện kiểm tra và rò nhiên liệu , nó có thể là nguyên nhân gây cháy do tia lửa điện từ bu gi tiềm tàng khi khởi động.
* Nhiên liệu:
Xăng là chất lỏng không màu dễ bay hơi khi đánh lửa trong không khí nó sẽ dễ cháy và nó là chất lỏng nguy hiểm có thể cháy ở – 35 độ C.
d. Kiểm tra:
[Kiểm tra ống xăng của xe trang bị chế hòa khí.]
Kiểm tra theo các phần sau (từ bình xăng tới chế hòa khí) xem có rò rỉ nhiên liệu và hư hỏng không thay thế nếu cần thiết.
• Bình xăng
• Van xăng
• Ống dẫn xăng
• Ống cút
• Chế hòa khí
* Với loại van xăng bằng tay kiêm tra rò rỉ tại vị trí của van.
Đối với ống xăng, kiểm tra chất lượng do phá hủy, rạn nứt cả trong và ngoài. Khi mà nó không thể hoặc khó phát hiện có cần thay hay không thì chúng tôi khuyên bạn thay thế nó theo hướng dẫn sau.
• Khi ống dẫn đã được dùng 4 năm hoặc lâu hơn.
• Khi xe để không trong một thời gian trước đây ( 6tháng hoặc lâu hơn)
• Khi bạn phát hiện ra hư hỏng ở chỗ nối hoặc ở các khu vực khác.
• Không mất đàn hồi hoặc cứng
3.2. Tay ga:
a. Chức năng và cấu trúc:
[Tay ga của xe trang bị chê hòa khí ] Khi vặn tay ga nó sẽ mở/ đóng bướm ga trên chế hòa khí thông qua dây cáp ( và kết nối) để kiểm tra lượng hỗn hợp khí hòa trộn cung cấp cho động cơ.
b. Bộ phận cần bảo trì:
Dây cáp và các bộ phận kết nối có thể bị mòn và hư hỏng khi họat động lặp đi lặp lại. Và có thể đó là lý do gây rỉ sét.
c. Hậu quả khi không thực hiện bảo trì:
Khi bạn không bảo trì hay bảo trì sai dây ga có thể bị kẹt và bướm ga có thể không hồi lại chính xác.
d. Kiểm tra:
Kiểm tra dây ga thông qua các điểm sau và thay thế nếu cần thiết
• Nhìn bằng mắt thường kiểm tra hư hỏng hay có bị cong xoắn dây ga hay không.
• Xoay tay ga ở vị trí mở hết và kiểm tra hồi xem có nhẹ nhàng và đóng hết hay không ở tất cả các vị trí của tay lái.
• Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của tay ga.
• Chắc chắn là dây ga hồi lại nhẹ nhàng và bình thường và không bị kéo lại khi tay ga quay hết sang trái và sang phải.
* Khi hành trình tự do của tay ga khi tay lái được quay sang trái hay phải thì tốc độ cầm chừng của động cơ không được thay đổi, thì có nghĩa là dây ga không bị kéo lại.
3. Tốc độ cầm chừng:
a. Chức năng và cấu trúc:
Sử dụng lực chân không, chế hòa khí hòa trộn xăng và gió với tỷ lệ chính xác cho điều kiện sử dụng xe. Nếu vít gió ( vít hỗn hợp) điều chỉnh tỉ lệ khí nhiên liệu cho chạy cầm chừng thì vít ga thì điều chỉnh tốc độ cầm chừng.
b. Bộ phận cần bảo trì:
Tỷ lệ khí và nhiên liệu có thể nằm ngoài khoảng và tốc độ cầm chừng bị giảm làm các chi tiết của động cơ bị mòn và biến chất dầu bôi trơn khi động cơ sử dụng, do đó cần kiểm tra điều chỉnh định kỳ.
c. Hậu quả khi không bảo trì:
Nếu không thực hiện kiểm tra điều chỉnh định kỳ vít gío thì có thể xảy ra các vấn đề sau.
• Tốc độ cầm chừng của động cơ giảm.
• Động cơ có thể dừng họat động khi bướm ga ở vị trí đóng của mức cầm chừng.
• Bình điện sẽ bị sạc kém.
d. Tiến hành kiểm tra:
Kiểm tra các điểm sau khi điều chỉnh cầm chừng động cơ.
• Tắc các đường gío hay xăng trong chế hòa khí.
Nếu động cơ khó khởi động hay tốc độ cầm chừng không ổn định, các đường thông trong chế hòa khí có thể bị tắc. Trong trường hợp này làm sạch các đường trong chế hòa khí hoặc thay thế chế hòa khí khi không thể làm sạch.
* Làm cách nào để ngăn ngừa tắc trong chế hòa khí. Nói với khách hàng rằng họ nên xả xăng từ buồng phao sau khi khóa xăng nếu như xe không được sử dụng trong thời gian dài.
• Kiểm tra tốc độ cầm chừng
Sử dụng đồng hồ đếm vòng tua của động cơ và điều chỉnh lại tốc độ cầm chừng nếu cần.
4. Lọc gió/ Thông hơi máy:
a. Chức năng và cấu trúc:
Lọc gió lọc các bụi bẩn trong không khí khi hút vào động cơ ngăn không cho các bụi này đi vào động cơ. và đồng thời nó cũng giảm ồn khí hút vào.
Lọc gió cũng có đường giảm khí ga đẩy ra từ động cơ và nó cũng bao gồm có phần chứa hơi dầu từ động cơ. Tùy theo từng loại lọc gió mà phương pháp bảo trì nó cũng khác nhau
b. Bộ phận cần bảo trì:
Nhìn chung lọc gió sẽ bị tắc do các bụi bẩn khi động cơ hút vào và nó là lý do giảm lượng khí yêu cầu cung cấp cho động cơ.
Tắc lọc gió được thể hiện qua tình trạng của động cơ, ví dụ khi lái xe ở khu vực không có đường xá hay khu vực bụi bẩn nhiều thì thời gian kiểm tra lọc gió cần rút ngắn lại.
c. Hậu quả khi không bảo trì:
Lượng khí hút vào động cơ giảm và làm mất sự cân bằng giữa tỷ lệ khí và nhiên liệu và động cơ có vấn đề.
• Khởi động có vấn đề
• Động cơ chết máy
• Mất công suất động cơ
• Tốc độ động cơ kém
• Tiêu hao nhiên liệu tăng
• Hư hỏng động cơ.
d. Kiểm tra:
Kiểm tra lọc gió theo các điểm sau. Làm sạch phần tử lọc và thay thế định kỳ.
• Kiểm tra và làm sạch phần tử lọc gió
• Kiểm tra hư hỏng phần tử lọc gió
• Làm sạch phía bên động cơ và phía hộp lọc gió
• Kiểm tra các bộ phận lắp ráp có đúng hay không.
* Khi các ống dẫn và hộp lọc gió lắp ráp không đúng lượng khí có thể tăng nhiều hơn so với tỷ lệ nhiên liệu, hơn nữa bụi hút vào nhiều và làm hư hỏng động cơ.
• Xả dầu từ xả cặn thông hơi máy
* Làm sạch lọc gió như thế nào?
• Lọc gió bằng mút
1. Giặt sạch phần từ lọc trong dầu nhẹ ( như dầu hỏa) mà nó có điểm cháy ở nhiệt độ cao (điểm cháy cao). Để giặt các bụi bẩn.
∗ Dung môi có điểm cháy cao như dầu
hỏa để ngăn ngừa cháy nổ và không
làm hỏng phần tử lọc.
2. Sau khi vắt khô lọc gió thì dúng nó
vào dầu.
∗ Dầu cho vào lọc gió : dầu #80-90hoặc
dầu động cơ loai #1 0W-30
• Lọc gió dạng giấy khô
1.Đầu tiên gõ nhẹ để hết bụi trên lọc gió.
2.Dùng súng hơi thổi lọc gió từ mặt phía hút vào đọng cơ để làm sạch hết bụi.
• Đối với lọc gió bằng giấy có dầu
Các bụi nhỏ đựoc giữ lại bởi dầu có trên lọc gió nó không thể làm sạch hay giặt, với loại lọc gió này cần thay thế mới theo định kỳ hoặc rút ngắn thời gian thay khi bụi bẩn nhiều.
5. Bugi:
a. Chức năng và cấu trúc:
Bu gi được gắn trên đầu quy lát nó phát ra tia lửa điện giữa các điện cực với điện áp cao từ cuộn đánh lửa, bu gi đánh lửa sẽ đốt hỗn hợp khí nhiên liệu trong buồng đốt.
b. Bộ phận cần bảo trì:
Điện cực của bu gi mòn do đánh lửa liên tục ở điện áp cao và ăn mòn do ôxít trong buồng đốt lý do làm khe hở điện cực tăng, nhìn chung nó bị mòn ở góc mà nó đánh lửa.
c. Hậu quả của việc không tiến hành bảo trì:
Mòn làm tăng khe hở điện cực, làm cho tia lửa điện không phóng qua giữa các điện cực.
• Không thể khởi động
• Chết máy
• Mất công suất
• Tốc độ động cơ
• Tiêu hao nhiều nhiên liệu.
d. Kiểm tra:
Nguyên tắc kiểm tra, làm sạch và điều chỉnh theo các điểm sau.
• Kiểm tra xem có hư hỏng ( phần sứ) phần cách điện không.
• Kiểm tra mòn điện cực bằng mắt thường.
• Làm sạch điện cực với chổi đồng hoặc máy làm sạch nếu nó bẩn.
• Kiểm tra khe hở điện cực và điều chỉnh nếu cần thiết.
Với thông số khe hở tham khảo sách bảo trì.
*Bugi loại Iridium và platinum không thể làm sạch và điều chỉnh điện cực.
6. Khe hở xu páp:
a. Chức năng và cấu trúc:
Động cơ 4 kỳ cần có khe hở thích hợp ( khe hở xúpáp) giữa xupáp và cò mổ và trục cam. Vì xúpáp dãn nở theo nhiệt độ trong buồng đốt của động cơ và chiều dài của nó thay đổi. Do đó khe hở thích hợp giữa xupáp và cò mổ ngăn ngừa xupáp không đóng kín hoàn toàn thậm chí khi nó dãn nở nhiệt.
b. Bộ phận cần bảo trì:
Khe hở xupáp sẽ thay đổi do mòn phần giữa gối cam và thân của xupáp. Do đó nó cần có nguyên tắc kiểm tra và điều chỉnh để duy trì khe hở trong phạm vị cho phép.
c. Hậu quả của việc không bảo trì:
Khi khe hở xupáp thay đổi các hiện tượng sau có thể xuất hiện. Khi khe hở lớn hơn giá trị tiêu chuẩn.
• Động cơ phát sinh tiếng ồn
• Hư hỏng xupáp
Khi khe hở nhỏ hơn tiêu chuẩn:
• Áp suất nén trong xi lanh giảm
• Tốc độ cầm chừng không ổn định
• Xupáp có thể bị cháy
• Khó khởi động động cơ
d. Kiểm tra:
Khe hở xupáp nên được kiểm tra và điều chỉnh khi động cơ nguội, quy trình cơ bản của việc kiểm tra khe hở được miêu tả dưới đây.
– Quay piston tới điểm chết trên ở kỳ nén.
Khi dấu T trên vô lăng điện và dấu trên lốc máy thẳng hàng với nhau sẽ có một độ dơ nhất định (khe hở giữa cò mổ và cuối thân của xúpáp) của cò mổ nếu piston ở điểm chết trên của kỳ nén. Nếu không phải kỳ nén mà kỳ xả thì sẽ không có độ rơ.
– Dùng thước lá kiểm tra khe hở của xupáp.
Nếu thước lá có thông số theo tiêu chuẩn trèn vào được và đúng.
Ví dụ: Khi tiêu chuẩn là 0.05 ±0.02 mm, thì thước lá 0,07mm có thể chèn vào nhưng thước 0.08 không thể chèn vào.
[Kiểm tra khe hở xupáp ở đâu]
• Loại vít điều chỉnh
Kiểm tra giữa phầncuối của xupáp và vít điều điều chỉnh.
• Loại đệm
7. Dầu máy/ Lọc dầu:
a. Chức năng và cấu trúc:
Có hai loại hệ thống bôi trơn cho động cơ 4 kỳ: loại các te ướt và loại các te khô. Tùy theo từng loại mà dầu máy từ các te hay từ thùng chứa dầu được hút bởi bơm dầu qua lưới lọc dầu và đưa tới các bộ phận của động cơ.
Dầu máy được tạo thành mạch dầu trong động cơ và có các chức năng:
• Bôi trơn: Màng dầu phủ lên các bộ phận trượt và làm giảm ma sát cho nó họat động nhẹ nhàng
• Làm kín:Màng dầu ngăn ngừa rò khí từ buồng đốt.
• Làm mát: Dầu làm mát động cơ đặc biệt là đầu quy lát và piston và các chi tiết liên quan.
• Làm sạch: dầu lấy các chẩt bẩn và muội làm sạch bên trong động cơ tại các khu vực bôi trơn.
• Ngăn ngừa rỉ sét: dầu máy ngăn ngừa rỉ sét do hơi nước từ trong buồng đốt tạo ra.
• Giảm ổn: Dầu là màng đệm cho các bề mặt tiếp xúc kim loại.
b. Các bộ phận cần bảo trì:
Trong động cơ 4 kỳ khí ga từ buồng cháy và từ các phần của xăng qua khe hở của xéc măng vào buồng động cơ. Khí sẽ hòa vào làm loãng dầu và làm mất tính năng của dầu bôi trơn.
Vì lọc dầu thường giữ lại ở ngoài các mạt và bẩn trong dầu nó sẽ trở lên bị tắc, lượng dầu có thể tiêu hao và nó bị phá hủy do điều kiện sử dụng do đó mực dầu cần được kiểm tra thường xuyên.
Vì phá hủy hiệu quả của dầu và tắc lọc dầu rất khó xác nhận do đó dầu cần được kiểm tra thường xuyên.
* Pha loãng là hiện tượng dầu trở lên bị loãng do nước hoặc xăng hòa trộn với dầu
c. Hậu quả:
Khi lọc dầu bị tắc hoặc dầu biến chất tiếp tục được sử dụng thì các vấn đề sau có thể xảy ra:
• Động cơ có thể bị kêu
• Động cơ có thể bị bó kẹt
d. Kiểm tra:
Kiểm tra và thay thế dầu máy và lọc dầu theo như lịch bảo trì, việc kiểm tra và thay thế cơ bản được miêu tả như sau:
– Kiểm tra mực dầu nhớt
• Động cơ cạc te ướt
(1)Khởi động động cơ và làm nóng dầu máy.
(2)Để nổ máy ở tốc độ cầm chừng khoảng 3 phút.
(3)Kiểm tra mực dầu với xe ở vị trí thẳng đứng sau khoảng 2-3 phút sau khi tắt máy.
(4)Mực dầu phải nằm trong khoảng giữa các vạch upper và lower của que đo hoặc ở mắt thăm dầu.
* Để kiểm tra mực dầu lấy que thăm dầu ra và đặt lại nhưng không vặn, nếu vặn lại thì không thể biết được lượng dầu chính xác
• Động cơ các te khô
(1) Khởi động động cơ và làm nóng dầu máy
(2)Để máy nổ cầm chừng 3 phút sau đó tắt máy
(3)Kiểm tra mực dầu với xe ở vị trí thẳng đứng sau khi tắt máy.
(4) Mực dầu phải nằm trong khoảng upper và lower của que thăm dầu.
– Thay dầu máy:
(1) Làm ấm động cơ vài phút để làm nóng dầu cho dầu dễ chảy ra ngoài
(2) Tháo ốc xả dầu và xả dầu vào bình chức thích hợp
(3) Ráp vào một đệm mới cùng bu lông xả dầu
(4) Đổ dầu vào qua lỗ que thăm dầu hoặc lỗ đổ dầu
Thông số dầu máy là tiêu chuẩn rõ ràng chọn loại thích hợp với động cơ và tham khảo theo sách hướng dẫn bảo trì hay hướng dẫn sử dụng
– Tiêu chuẩn dầu nhớt:
• Phân loại theo độ nhớt SAE: nó chỉ ra độnhớt tương ứng với nhiệt độ. Ví dụ “10W-30” và “20W-50.”
• Phân loại theo API: nó chỉ thị cho hiệu suất và mục đích của dầu. Ví dụ như “SG” Và “SF”.
• Tiêu chuẩn JASO: nó định nghĩa cấp cho dầu xe gắn máy 4 kỳ và có hai loại cho đặc tính ma sát của ly hợp: “MA” và”MB”.
– Thay thế lọc dầu
• Loại quả lọc
(1) Tháo quả lọc dầu bằng khóa, dùng khăn lau sạch khu vực ngoài
(2) Phủ một lớp dầu nên vòng phớt O của lọc dầu mới và ráp nó vào động cơ
(3) Xiết chặt theo đúng lực xiết tiêu chuẩn.
* Để có lực xiết tiêu chuẩn tham khảo sách bảo trì hay hướng dẫn trên vỏ của lọc dầu
– Loại tấm lọc dầu:
(1) Tháo nắp và thay thế tấm lọc dầu.
* Chú ý chiều của lọc dầu vì nếu nắp ngược dầu sẽ không cung cấp đúng cho động cơ và làm động cơ bị kẹt.
(2) Ráp nắp lại với một phớt O mới
– Lưới lọc dầu:
Tấm chắn lọc dầu cần thường kiểm tra và làm sạch
• Kiểm tra chất bẩn và các cặn ngăn không cho dầu qua.
• Nếu có nhiều cặn bám trên rửa sạch bằng dung môi.
• Nếu cặn bám thì làm sạch bằng khí nén
8. Dung dịch làm mát/ Hệ thống làm mát:
a. Chức năng và cấu trúc:
Trong khi họat động động cơ sẽ bị nóng. Với động cơ làm mát bằng không khí nhiệt phát sinh sẽ được xua tan bởi nhiệt độ không khí xung quanh thấp hơn nhiệt độ động cơ. Với động cơ làm mát bằng dung dịch, dung dịch thông qua áo nước xung quanh xi lanh và đầu quy lát rồi ra két tản nhiệt. Két tản nhiệt sẽ giải thoát nhiệt từ dung dịch và làm nó nguội và được bơm trở lại động cơ.
Dung dịch làm mát là chất lỏng gồm nước và LLC ( chất kéo dài tuổi thọ) có các chức năng sau:
• Làm mát động cơ.
• Ngăn ngừa rỉ từ bên trong động cơ.
• Ngăn ngừa dung dịch đóng băng.
* Điểm đóng băng phụ thuộc vào tỷ lệ pha chế của chất LLC và nước
b. Bộ phận cần bảo trì:
Đặc tính ngăn ngừa rỉ sét và đóng băng của dung dịch sẽ biến chất theo thời gian sử dụng, dung dịch bay hơi theo thời gian do đó lượng dung dịch sẽ giảm. Các chi tiết cao su như ống nước có thể cứng hoặc dần dần trở nên bị rạn nứt do nhiệt và ôxi hóa áp lực cao của hệ thống có thể là lý do gẫy nứt và rò rỉ. Do đó bảo trì cần thực hiện trên cơ cơ định kỳ đều đặn.
c. Hậu quả của việc không bảo trì:
• Thiếu dung dịch là nguyên nhân gây quá nhiệt và có thể có các vấn đề sau:
• Công suất kém
• Mất tốc độ
• Động cơ kêu
• Dung dịch bị biến chất là lý do tăng khả năng ăn mòn bên trong động cơ. Các đường nước có thể bị tắc và gây ra các vấn đề sau:
• Quá nhiệt
• Rò rỉ dung dịch
• Khi bạn lặp đi lặp lại việc bổ xung thêm nước và làm tỷ lệ chất LLC trong dung dịch thấp và có thể có các vấn đề sau:
• Động cơ có thể bị rạn nứt vì đóng băng xảy ra.
• Rỉ sét xuất hiện bên trong động cơ.
• Két tản nhiệt có thể bị tắc vì ô xi hóa.
d. Kiểm tra:
Kiểm tra các điểm sau và thay thế các ống nước nếu cần thiết. Thay thế dung dịch định kỳ theo như quy trình trong hướng dẫn bảo trì.
• Kiểm tra mực dung dịch như thế nào:
(1) Để xe ở vị trí thẳng đứng.
(2) Kiểm tra mực dung dịch trong bình dự trữ khi động cơ nguội.
(3) Khi mực dung dịch thấp hơn vạch lower thì bổ xung thêm cho đầy.
• Tình trạng két tản nhiệt
Kiểm tra xem có tắc các đường nước và hư hỏng của các lõi ống tản nhiệt.các vây bị cong có thể làm lại bằng một tô vít dẹt, các bụi bẩn cần được làm sạch với khí nén hoặc nước với áp lực thấp. Chắc chắn rằng bạn không làm hỏng các lõi tản nhiệt khi bạn thực hiện các việc này.
∗ Khi các vây của két tản nhiệt bị hư hỏng toàn bộ kể cả ống lớn hơn một phần ba không khí không thể thông qua và là lý do làm quá nhiệt và két cần được thay thế.
– Tình trạng của các ống nước:
• Kiểm tra các ống nước có kém hay hư hỏng gì không.
• Kiểm tra xem có rò rỉ ở các vị trí nối ống.
• Kiểm tra các đai ống có được xiết đúng không
Để tìm hiểu thêm thông tin về cách bảo trì các bộ phận khác trên xe máy, truy cập vào bài viết: Sự Quan Trọng Và Cần Thiết Của Bảo Trì Xe Máy (Tiếp)