Phanh điện trong xe đạp điện

Phanh điện trong xe đạp điện

Phanh điện trong xe đạp điện

1) Cấu trúc phanh điện

Phanh điện có thể gọi là công tắc ngắt điện. Khi phanh tín hiệu phanh được truyền về bo điều khiển và bo điều khiển dừng cung cấp điện cho động cơ. Hiện nay, tay phanh điện có cấu tạo gồm tay đòn bẩy cơ học và bên trong có một công tắc điện nhỏ. Công tắc này thường mở khi không phanh, và thường đóng khi bóp phanh. Nó có hai dây dẫn, một cho dòng đến (dây màu đỏ) và một cho dòng điện (dây màu đen). Cần phanh điện được thể hiện như Hình 2-22

2) Phương pháp đâu dây công tắc phanh

(1) Kết nối tín hiệu phanh mức thấp với bo điều khiển: Giắc phanh mức thấp của bọ điều khiển thường là giắc nhựa trắng vuông 2 dây, 1 dây màu đen và 1 dây màu trắng (có thể là màu khác tùy bo điều khiển). Phanh điện có hai đường dây một cho đường màu đỏ và một cho đường màu đen, đường màu đỏ của công tắc phanh được kết nối với đường màu trắng ở giắc phanh mức thấp (có thể màu khác tùy bo điều khiển), và đường màu đen được kết nối với đường màu đen của bo điều khiển (đen tay ga, đen nguồn …). Khi công tắc phanh kín mạch (bóp phanh) thì điện áp tín hiệu phanh thay đổi từ 5V thành OV đó là phanh ở mức 0V (hay còn gọi là phanh mức thấp). Cách thức kết nối tín hiệu phanh mức thấp với bo điều khiển được thể hiện như Hình 2- 23.(dây màu trắng có thể là màu khác).

(2) Kết nối tín hiệu phanh mức cao với bo điều khiển: Nếu bo điều khiển có chức năng phanh mức cao thì trên bo khiển đó dây phanh mức cao thường chỉ có một dây giắc nhựa màu trắng. Dây đó thông thường là dây đơn màu tím hoặc nâu (có thể màu khác), dây phanh mức cao được kết nối với dây màu đỏ của tay phanh điện và dây màu đỏ của đèn hậu (chân dương của đèn hậu). Dây đen còn lại của phanh điện được kết nối với đường đầu ra 12V của bộ đổi nguồn (hoặc đường dương nguồn lấy từ dây khóa điện nếu xe không sử dụng đổi nguồn). Khi bóp phanh, công tắc phanh kín mạch, tín hiệu phanh 12V được truyền tới bộ điều khiển, bộ điều khiển ngắt kết nối nguồn điện khỏi động cơ và đèn phanh sáng (đèn hậu sáng). Tín hiệu phanh mức cao được kết nối như trong Hình 2-24. Lưu ý: Trường hợp xe điện không sử dụng bộ đổi nguồn 12V thì dây tín hiệu phanh mức cao sẽ lấy dương nguồn trực tiếp sau khóa đi qua công tắc phanh

3) Hiện tượng hư hỏng phanh điện

Xe đạp điện có phanh bị hỏng sẽ có các hiện tượng sau:

(1) Bóp phanh nhưng hệ thống điều khiển xe điện vẫn hoạt động. Ga động cơ hoạt động bình thường.

(2) Động cơ chạy lúc được, lúc không khi có hiện tượng bóp nhả phanh điện.

(3) Khi đèn hậu luôn sáng ga động cơ không chạy (do sử dụng phanh mức cao).

4) Kỹ năng bảo trì và sửa chữa cho tay phanh điện

(1) Phương pháp on-off (bóp nhả tay phanh): Sử dụng đồng hồ DIGITAL đặt thang đo thông mạch và đo tại 2 đầu dây đỏ và đen của tay phanh. Sau đó bóp cần phanh, nếu đồng hồ phát ra tiếng kêu tức là công tắc phanh tốt ngược lại công tác phanh đã bị hỏng (không kín mạch) cần được thay thế. Phương pháp đo được thể hiện như Hình 2-25.

(2) Phương pháp ngắt kết nối: Đối với các lỗi động cơ không hoạt động nhưng ngắt kết nối phanh điện (rút giắc phanh điện ra khỏi bo điều khiển). Nếu động cơ quay có thể khẳng định hệ thống phanh điện có vấn đề cần kiểm tra thay thế.

(3) Phương pháp thay thế: Đối với các lỗi tốt hoặc xấu, chúng có thể được loại bỏ băng cách thay thế.

Lưu ý:

Hỏng hóc xe đạp điện, xe máy điện lỗi phanh điện rất phổ biến. Chính vì vậy khi xe không hoạt động nên kiểm tra thật kỹ phần cần phanh xem có bị kẹt và có trả lại vị trí ban đầu không. Nếu nghi ngờ có thể rút giắc phanh điện ra để kiểm tra. Kiểm tra tay cần phanh được thể hiện như Hình 2-26.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here