
Tay ga thay đổi tốc độ (Throttle) trong xe đạp điện
1/Cấu trúc của tay ga
Tay ga xe điện là thành phần chính điều khiển tốc độ của xe đạp điện, thường nằm bên phải xe. Tức là khi sử dụng xe tay phải sẽ cầm tay ga và quay từ 0° ~ 30. Mục đích chính là điều khiển tốc độ quay của nam châm, đó là yếu tố tuyến tính tạo ra tín hiệu điện từ 0V-43V về bo điều khiển nhằm thay đổi tốc độ động cơ như mong muốn. Cấu trúc bên trong tay ga được thể hiện như Hình 2-19.
2/ Dây tay ga xe điện
Hiện nay tay ga xe điện rất đa dạng nhiều màu sắc, nhiều chức năng và đi kèm với nó sẽ phát sinh nhiều dây. Chính vì vậy ta cần phải xác định rõ đâu là dây tay ga và đâu là dây chức năng trước khi thay thế. Mỗi nhà sản xuất tay ga sẽ đưa ra những màu dây không theo một quy chuẩn nào. Nhưng thường dây đỏ của tay ga là +5V, đen 0V và dây tín hiệu của tay ga (Hall Signal) là màu xanh lá hoặc xanh biển cũng có thể là màu trắng. Nếu gặp tay ga loại nhiều dây ta nên kết hợp với bo TEST để xác định chính xác 3 dây tay ga trước khi xác định những dây còn lại.
3/ Hiện tượng hỏng tay ga.
– Động cơ không quay.
– Xe chạy chậm.
– Vặn ga xe chạy nhưng không ga nữa động cơ vẫn quay.
– Bật khóa điện không ga động cơ tự chạy.
4/ Bảo trì sửa chữa tay ga.
(1) Phương pháp đo điện áp. Mở khóa điện của xe lúc này sẽ có 1 nguồn cấp từ bo lên cảm biến tay ga. Đặt đồng hồ thang 20V DC que đỏ vào dây đỏ tay ga +5V, que đen vào dây đen tay ga 0V (không rút giắc tay ga ra khỏi bo) giá trị đo được 4~5. 5V (thường 4.3V) . Sau đó que đen vẫn giữ nguyên ở vị trí dây đen 0V còn que đô đồng hồ dí vào dây xanh lá (dây tín hiệu), kết hợp với vặt ga và quan sát đồng hồ giá trị điện áp đo được 1 ~ 4. 3V (thực tế thường 0.8 – 3.7V) thì có thể kết luận tay ga tốt. Ngược lại không lên điện áp hoặc lên thấp là tay ga hỏng. Đo tay ga thể hiện như Hình 2-20.
(2) Phương pháp đoản mạch: Mở khóa điện của xe sau đó đấu tắt dây đỏ của tay ga với dây xanh lá (tín hiệu). Nếu động cơ chạy có thể khẳng định tay ga chết cần được thay thế. Lưu ý: đối với phương pháp đoản mạch này có thể có một số trường hợp động cơ không chạy vì bo điều khiển không chấp nhận tín hiệu đoản mạch (động cơ không chạy nhưng không ảnh hưởng gì tới bo điều khiển).
(3) Phương pháp thay thế: Thay thế tay ga ban đầu bằng một tay ga mới nếu động cơ của xe hoạt động bình thường kết luận tay ga hiện tại của xe hỏng.
(4) Đối với lỗi động cơ tự chạy khi mở khóa điện. Nếu sau khi rút giắc cắm tay ga ra khỏi bo điều khiển mà động cơ không chạy nữa có thể kết luận tay ga hỏng hoặc bị mất 0V cho tay ga (thường gọi mất mass).
(5) Khi thay thế tay ga cần lưu ý đấu đúng màu dây. Đỏ của tay ga vào đỏ của bo, đen của tay ga vào đen của bo và dây tín hiệu xanh lá của tay ga vào xanh lá của bo điều khiển. Lưu ý dây tín hiệu của bo điều khiển có thể khác màu tùy nhà sản xuất.