Trong lĩnh vực sửa chữa xe máy, việc đo lường và kiểm tra điện là một phần quan trọng để xác định vấn đề và bảo dưỡng một cách chính xác. Đồng hồ đo điện, là một công cụ đo lường và ghi lại các thông số điện như điện áp, dòng điện, và trở kháng, đóng vai trò quyết định trong quá trình chuẩn đoán và sửa chữa các hệ thống điện trên xe máy. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các kiến thức liên quan đến đồng hồ đo điện và các kĩ thuật liên quan đến nó.
1. Giới thiệu về đồng hồ đo điện:
Không giống như các hoạt động cơ khí dòng điện chỉ hiện thị với mắt chúng ta khi có tia lửa điện. Cách để chúng ta xác định sự hiện diện của dòng điện bằng cách đo lường các giá trị của nó. Đồng hồ đo điện được sử dụng để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở, thông mạch…. Đồng hồ đo điện có hai loại: Đồng hồ kim và đồng hồ số.
2. Đo lường:
a. Đo điện trở: bằng cách đo điện trở bạn có thể kiểm tra:
– Hở mạch (không tiếp xúc)
– Tiếp xúc kém
– Ngắn mạch
Ở bó dây thì các giắc nối, công tắc và các thành phần khác.
Điều chỉnh về điểm 0: Với đồng hồ kim chúng ta chập 2 đầu đo lại với nhau và điều chỉnh đồng hồ về điểm 0, với đồng hồ số chúng ta không cần làm như vậy mà chúng ta chỉ cần nhớ giá trị điện trở ban đầu của đồng hồ khi chập 2 que đo lại với nhau.
Không cần phân cực: Có thể đo điện trở mà không cần phân cực.
Bắt đầu với khoảng đo Ω nhỏ: Bắt đầu với khoảng đo nhỏ (ví dụ Rx1) và dịch chuyển đến khoảng đo lớn nếu cần thiết khi đo có hiệu điện thế cao ở khoảng đo ôm lớn có thể làm hỏng bán dẫn.
Tắt sau khi sử dụng: Đừng quên tắt đồng hồ sau khi sử dụng.
Cách ly các thành phần cần đo: Cách ly các thành phần cần đo từ mạch điện. Nếu bạn đo mà không cách ly thì giá trị điện trở sẽ nhỏ hơn giá trị thực.
Tương tự như vậy, nếu mạch điện mạch nhánh thì bạn có thể tháo giắc ra để có được giá trị đo chính xác.
Với giắc không được tháo: R = (R1*R2)/(R1+R2)
Với giắc được tháo: R =R1
Khi hai cuộn dây được mắc chung mát thì bạn có thể đo qua hai cực, khi đó giá trị đọc được sẽ là giá trị điện trở tổng của 2 cuộn dây.
Để đo cuộn dây (R1), một đầu của nó phải được nối mát
Đừng để dòng điện đi qua: Kiểm tra xem khóa điện đã tắt hay chưa trước khi đo bất cứ mạch nào. Bạn có thể làm chát đồng hồ nếu có dòng điện đi qua.
b. Đo hiệu điện thế:
Bằng cách đo hiệu điện thế bạn có thể kiểm tra
– Điều kiện bình điện
– Bình điện có cung cấp nguồn không
– Tiếp xúc kém
– Đầu ra của máy phát
c. Đo lường các giá trị trên mạch điện.
Khi kiểm tra bình điện có cung cấp ở một thiết bị hay không chúng ta mắc vôn kế song song với thiết bị cần đo. Khi có một giá trị điện trở ở trong mạch thì có thể làm hiệu điện thế qua thành phần giá trị đo giảm giá trị.
Nếu bạn mắc nối tiếp vôn kế với thiết bị cần đo như ở hình bên phải thì bạn sẽ không xác định được hiệu điện thế thực của thiết bị cần đo và bạn cũng không biết được giá trị của điện trở ở trong mạch.
d. Đo cường độ dòng điện:
Bằng cách đo cường độ dòng điện thì bạn có thể kiểm tra:
– Hiệu quả của xạc
– Tiêu thụ năng lượng điện của các thiết bị
Mắc ampe kế nối tiếp với thiết bị cần đo. Chắc chắn rằng giá trị dòng điện không được vượt quá giá trị lớn nhất ở thang đo đồng hồ.
*Cẩn thận:
– Mắc song song ampe kế có thể gây hỏng đồng hồ khi dòng điện đi qua
– Kết nối ampe kế với 2 cực của bình điện có thể làm hỏng đồng hồ.
– Bật công tắc mô tơ khi ampe kế đang được kết nối từ cực bình điện và cực của dây bình điện sẽ làm hỏng đồng hồ.
3. Giới thiệu về đồng hồ đo điện số (DMM):
Đồng hồ đo điện số (DMM) là một dụng cụ quan trọng nhất giúp bạn khi gặp các vấn đề về điện. Hầu hết các đồng hồ này đều đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở. Các loại đồng hồ khác đắt hơn có thể đo được nhiều chức năng nữa như đo nhiệt độ, vòng tua của máy, kiểm tra đi ốt
Đồng hồ đo điện số được đặt ở khoảng đo tự động, nó sẽ tự chọn chế độ thích hợp khi đo. Tuy nhiên bạn cũng có thể điều chỉnh khoảng đo bằng nút bấm. điều đó rất tiện dụng. Với các modun điều khiển bằng điển như ECU, các cảm biến PGM-FI và các chất bán dẫn thì chúng ta dùng đồng hồ để kiểm tra hoạt động của chúng. Đồng hồ kim không thích hợp với đo mà còn có thể phá hỏng các thiết bị máy tính. Dùng đồng hồ đo điện số có trở kháng cao hơn so với đồng hồ kim. Trở kháng cao làm cho khi đo các thiết bị nó sẽ có hiệu điện thế rất thấp khi đo các thiết bị. Ngoài việc đo chính xác, nó không gây nguy hại đối với các mạch điện.
a. Cách đọc các con số:
Đơn vị được đặt ở vị trí bên phái số hiển thị. Ở trên hình trên số hiển thị 25,01 kΩ. K = 1000, vì vậy lấy 25.01 X 1000, bạn sẽ có kết quả là ohms. Ở trường hợp này là: 25,010 Ohms. Do vậy có sự khác nhau rất lớn giữa 25.01 Ohms và 25,010 Ohms. Vì vậy phải chú ý khi chữ K có hiện ra hay không.
Chú ý K = 1000, và 10^3. có 3 số 0 sau số 1000, vì vậy bạn di chuyển dấu chấm sang phải 3 số 25,01 K = 25,01 X 1000 = 25010 Ohms
b. Cách kết nối dây đo vào đồng hồ:
“Cực nối mát” là cực mát (cực âm )của đồng hồ trong gần như mọi phép đo. Dây màu đen được nối với cực mát, còn dây màu đỏ được cắm vào lỗ được quy định. Bạn có thể chọn thang đo vôn, ôm, điốt và ampe
c. Cách mắc đồng hồ khi đo:
Khi sử dụng đồng hố số, có 2 cách để kết nối đồng hồ để kiểm tra các thành phần hay mạch điện. Đó là mắc nối tiếp và mắc song song
– Mắc song song:
Rất nhiều sự cố bạn cơ thể kiểm tra bằng cách đo vôn và mắc song song với thiết bị cần đo. Ở mạch điện mắc song song bạn kết nối đồng hồ mắc song song với thiết bị cần đo.
– Mắc nối tiếp:
Khi kiểm tra dòng điện chúng ta mắc nối tiếp đồng hồ với thiết bị cần đo. Đồng hồ trở thành một thành phần của mạch điện và dòng điện sẽ đi qua nó. Cách kết nối tiếp được thể hiện ở hình dưới
4. Phòng tránh hư hỏng:
Nói chung đồng hồ số đều có cầu chì bên trong để tránh bị hư hại. Để bảo vệ đồng hồ chúng ta làm những điều sau: Nắm rõ về những gì mà bạn định kiểm tra. Bạn sẽ kiểm tra vôn, ampe, điện trở, đi ốt ? Kiểm tra dây cắm và khoảng đo chính xác nếu không bạn phải thay một cầu chì đắt tiền hay là một chiếc đồng hồ?
Bạn sẽ làm cháy cầu chì nếu:
1. Đặt thang đo ở chế độ vôn, sau đó chuyển các khoảng đo khác nhau
2. Chuyển thang đo ôm nhưng lại đo hiệu điện thế
3. Để thang đo 300 mA nhưng lại đo dòng điện lớn hơn 0.3 Amps.
4. Để thang đo 10 A nhưng lại đo dòng điện lớn hơn 10 Amps.
5. Để thang đo 10 A và mắc nối tiếp thay vì mắc song song
Vì vậy để kiểm tra đúng thì bạn phải biết mình đo cái gì và đặt ở thang đo đúng và cách đo
Qua quá trình tìm hiểu và đề cập đến ứng dụng của đồng hồ đo điện, chúng ta nhận thức được rằng việc sử dụng công cụ này không chỉ giảm thời gian chuẩn đoán mà còn mang lại hiệu suất tối ưu cho hệ thống điện trên xe máy. Đồng thời, đây cũng là một bước quan trọng hướng tới sự chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa trong ngành sửa chữa xe máy.