
Trong thế giới đầy công nghệ và hiện đại, sự phức tạp và đa dạng của các hệ thống điện trên xe máy ngày càng tăng, đặt ra thách thức lớn cho các kỹ thuật viên sửa chữa. Để xác định vấn đề và bảo dưỡng một cách chính xác, hiểu biết sâu rộng về hiệu điện thế, điện trở và ampe kế là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, sự ứng dụng của các công cụ đo lường như ampe kế, đồng hồ đo điện và các thiết bị đo lường điện khác trở nên cực kỳ quan trọng trong quá trình sửa chữa xe máy.
1, Hiệu điện thế:
Hiệu điện thế có tác dụng đẩy dòng điện, bạn sẽ dễ dàng kiểm tra hiệu điện thế bằng đồng hồ số. Nó sẽ cho bạn biết sự hiện diện của hiệu điện thế. Nếu bạn kiểm tra hiệu điện thế của bình điện ở xe motor thì bạn sẽ thấy cực dương có hiệu điện thế 10 vôn, còn cực âm thì 0 vôn. Sự chênh lệch hiệu điện thế giữa cực âm và cực dương quyết định chiều dòng điện bị đẩy đi.
Nếu các tải trọng như bóng đèn thì dòng điện sẽ qua sợi dây nhỏ (có tác dụng như một điện trở). Bởi vì dòng điện không bị mất đi ở mọi mạch điện nên thành phần mất đi là hiệu điện thế (Dòng điện đi qua sợi tóc bóng đèn và chuyển hóa thành nhiệt và quang năng). Ở môtơ đề cản trở dòng điện phải nhỏ. Nó sử dụng các dây lớn ở cực âm và cực dương để giảm điện trở. Vì vậy hiệu điện thế có thể đẩy dòng điện lớn hơn đến môtơ đề. Dòng điện lớn sử dụng để tọa lực từ làm quay môtơ khởi động.
Tổng kết:
– Hiệu điện thế dùng để đẩy dòng điện
– Hiệu điện thế sẽ được sử dụng (giảm) khi đi qua một thiết bị điện trở
– Giảm hiệu điện thế dẫn tới giảm cường độ dòng điện
– Giảm hiệu điện thế sẽ ảnh hưởng tới hoạt đọng các thiết bị trong mạch điện (đèn sáng mờ hơn, môtơ quay )
– Khi không có hiệu điện thế thì các thiết bị điện không hoạt động.
Cách kiểm tra hiệu điện thế:
– Dây đỏ kết nối là cực dương
– Dây đen kết nối vào cực âm
2. Điện Trở:
Điện trở có thể đo được bằng đồng hồ số. Bạn có thể kiểm tra điện trở, công tắc, cầu chì, rơ le và các thành phần khác. Khi đo điện trở bạn phải tắt nguồn và cách ly chi tiết cần đo. Bất cứ sự mắc thêm thiết bị hay hiệu điện thế đều làm thay đổi giá trị đo.
Khi đo điện trở không cần phải phân biệt cực nào là cực âm, cực nào là cực dương. Thỉnh thoảng bạn đọc trên giá trị đồng hồ có chữ “OL”. Điều này có nghĩa là điện trở đo quá lớn đồng hồ không đọc được. OL còn hiện thị khi thiết bị hay dây nối bị hở mạch. Lúc đó mạch không kín có thể do cháy cầu chì hay hỏng một thiết bị nào đó
Tổng kết
– Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện
– Tăng điện trở làm cho cường độ dòng điện giảm
– Cách ly thiết bị cần đo khi đo điện trở
Kiểm tra điện trở:
– Tắt nguồn
– Cách ly thiết bị cần đo từ mạch điện.
– Đo điện trở
3. Ampe
Ampe là đơn vị của cường độ dòng điện. dòng điện chỉ chạy trong mạch khi có hiệu điện thế và phải kín mạch. Không giống như hiệu điện thế dòng điện có cường độ giống nhau ở mạch điện mắc nối tiếp. Nếu hiệu điện thế không đổi 12 vôn, nếu điện trở nhỏ thì dòng điện lớn và điện trở lớn thì dòng điện nhỏ.
Ở xe motor thì các thiết bị có các điện trở khác nhau ví dụ như môtơ khởi động có điện trở nhỏ hơn so với các tải trọng có dòng điện đi qua nhỏ hơn như đền báo rẽ.
Cẩn thận: KHÔNG sử dụng đồng hồ số ở thang đo 10A để đo các thiết bị như môtơ khởi động, mạch điện đèn lái vì chúng có dòng điện từ 30 đến 100 ampe. Nó có thể phá hỏng đồng hồ và làm cháy cầu chì. Vì vậy phải xấp xỉ giá trị đo TRƯỚC KHI thực hiện đo ampe bằng cách tham khảo sách hướng dẫn bảo trì. Xác nhận cầu chì là 10A và giá trị đo phải nhỏ hơn 10A.
Tổng kết
– Ampe là đơn vị đo của cường độ dòng điện
– Ở mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị không đổi vì vậy bạn có thể đo ở bất cứ điểm nào
– Điện trở càng lớn thì dòng điện càng nhỏ và ngược lại
– Giảm cường độ dòng điện cơ thể ảnh hưởng tới các thành phần khác (đèn sáng mở hơn, môtơ quay yếu).
– Tăng cường đồ dòng điện sẽ ảnh hưởng tới các thiết bị như cháy cầu chì, quá nhiệt.
– Khi không có dòng điện đi qua, thì các thiết bị điện cũng nhưng toàn thể mạch điện không hoạt động
– Sử dụng đồng hồ số bắt đầu từ khoảng đo 10 ampe, sau đó nếu cần thì chuyển xuống thang đo 300mampe.
– Một cách dễ nhất để kiểm tra sự có mặt của dòng điện là kết nối đồng hồ số với nơi có cầu chì của mạch điện
Kiểm tra ampe:
(1) Tắt mạch điện
(2) Kiểm tra sơ đồ điện ( cầu chì không được vượt quá 10A)
(3) Đặt khoảng đo thích hợp (10 ampe hoặc 300 mA )
(4) Cắm dây màu đen vào cổng COM, dây màu đỏ vào cổng thích hợp
(5) Kết nối đồng hồ nối tiếp giữu cầu chì mạch điện và mạch điện
(6) Cho dòng điện qua mạch và đo
4. Đi-ốt:
Đi ốt hoạt động như van điện một chiều A, chỉ cho dòng điện đi một chiều và ngăn không cho đi theo chiều còn lạ. Khi kiểm tra điốt, một chiều có điện trở rất nhỏ còn chiều kia có điện trở rất lớn.
Khi dòng điện đi qua một chiều (cực dương) đến cực âm theo chiều mũi tên thì dòng điện sẽ qua (điện trở rất nhỏ vài ôm hay nhỏ hơn).
Khi dòng điện qua chiều ngược lại (ngược chiều mũi tên) thì điện trở sẽ rất lớn (thường là một vài triệu ôm)
Vì vậy tại sao đi ốt lại quan trọng? Khi chúng được sử dụng trong chỉnh lưu nửa pha nửa chu kì thì chúng chuyển hóa dòng điện xoay chiều thành một chiều. Dòng điện một chiều rất quan trọng vì chúng được sử dụng trong bình điện giúp cho các thành phần điện khác hoạt động.
Tổng kết: Đi ốt chỉ cho dòng điện đi theo một chiều vào không cho qua chiều còn lại
Kiểm tra đi ốt: Như thấy ở hình dưới đi ốt được kiểm tra theo 2 chiều, một điốt tốt chỉ cho thông mạch theo một chiều
Hiệu điện thế, với khả năng đo lường đơn giản nhưng quan trọng, giúp chúng ta xác định đúng điện áp tại các điểm cần kiểm tra trên xe máy. Điện trở kế, với khả năng đo lường độ chặn dòng điện, giúp chúng ta kiểm tra và xác định tỷ lệ chính xác của các thành phần điện trên xe máy. Cuối cùng, ampe kế đóng vai trò quyết định trong việc đo lường dòng điện, đặc biệt là khi kiểm tra các linh kiện động cơ. Điều này làm tăng hiệu suất làm việc của người thợ và đảm bảo an toàn cũng như độ bền của hệ thống điện trên xe.