
Trong thời đại ngày nay, với sự tăng trưởng nhanh chóng của phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy, vấn đề về khí thải và ô nhiễm không khí trở thành một thách thức ngày càng nghiêm trọng. Trong lĩnh vực này, chế hòa khí đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát lượng khí thải được sinh ra từ động cơ xe máy.
I – Nguyên tắc hòa trộn không khí và nhiên liệu:
Chế hòa khí hòa trộn không khí và nhiên liệu theo một tỉ lệ nhất định theo yêu cầu từ tình trạng hoạt động của động cơ và gửi hỗn hợp này tới động cơ.
1. Sự đốt cháy:
Để đốt cháy (nhiên liệu) phải có ô xi (không khí) và nguồn lửa (đánh lửa) mới có thể đốt được. Tuy nhiên nhiên liệu đốt cháy phải ở thể khí khi hòa trộn với ô xi khi bị đốt.
Ở dạng rắn như than đá, với từng tảng carbon (C) sẽ nóng đỏ rực khi bị đốt cháy. Tuy nhiên khi ta đốt cháy carbon nó không dễ dàng bắt lửa cháy ngay nếu ngọn lửa tắt ngay khi đó, cục than phải được đốt liên tục, lúc đầu là làm nóng nó lên và carbon trong cục than tạo thành thể khí và thoát ra khỏi bề mặt. Sự giải thoát khí carbon từ cục than và gặp ôxi trong không khí nó tiếp tục đốt cháy.
Giống như than, cây nến cũng có vật liệu tương tự tuy nhiên nó có một sợi bấc để cháy khi có nhiệt bởi ngọn lửa chất sáp của nến chảy là chất mao dẫn để cháy tiếp bấc hướng lên trên và gặp ôxi để tiếp tục cháy.
Một mặt khác khí propane và khí ga tự nhiên tồn tại dưới dạng khí. Khi hòa trộn với đủ lượng ôxi và trong một điều kiện nào đó của ngọn lửa chúng sẽ cháy cùng nhau. Cùng với cháy là nổ.Tuy nhiên với ga dùng đun nấu ở nhà mặc dù đủ lượng Ôxi trong không khí nhưng không tạo ra cháy nổ mà vẫn cháy bình thường vì nhiên liệu ra ngoài và cháy không đủ ôxi tại thời điểm mà nhiên liệu hóa hơi..
Tỷ lệ không khí/ nhiên liệu đạt được điều kiện cháy gọi là phạm vi cháy, khi không khí nằm trong giới hạn cháy thì sẽ có hiện tượng cháy. Khi không khí quá ít hay quá nhiều thì hỗn hợp không thể cháy được, hiện tượng cháy nhiên liệu lỏng của động cơ xăng cũng như vậy. Và chế hòa khí có nhiệm vụ đảm bảo quy trình hòa trộn này.
2. Phản ứng hóa học trong quá trình cháy
Đốt cháy nhiên liệu, phân tử carbon(C) và hydrogen(H) trong nhiên liệu phản ứng hóa học với phân tử oxygen(O) trong không khí và cháy cùng nhau. Trong quá trình cháy carbon(C) phản ứng với oxygen tạo ra carbon dioxide(CO2), trong khi hydrogen(H) tác dụng với oxygen tạo ra nước (H2O)
3. Tán nhỏ (tạo sương) và hóa hơi:
Khi nhiên liệu tạo thành các hạt nhỏ giống như sương mù trong không khí thì gọi là sự tạo sương và khi nhiên liệu từ thể khí hòa trộn trong không khí quá trình gọi là hóa hơi.
Khi nước tràn trên nền nhà thì nó sẽ bốc hơi từ từ theo thời gian, nước sẽ khô dần và biến mất. Trong trường hợp này nước bay hơi và khuyếch tán trong không khí. Và không nhìn thấy được. Mặt khác, nếu phun một lượng nước như vậy vào không khí. Chúng ta có thể nhìn thấy những hạt bé xíu màu trắng, nhưng ngày lập tức chúng hóa hơi và trở nên không nhìn thấy, nó giống như lúc nước hóa hơi. Nhưng thời gian ngắn hơn nhiều.
Tương tự như vậy chế hòa khí tạo nhiên liệu thành dạng sương và dễ dàng hóa hơi khi hòa trộn với không khí và cung cấp cho động cơ.
4. Tính năng có thể ảnh hưởng bởi đặc tính của nhiên liệu
a. Tính dễ bay hơi:
Dầu lửa có thể vận chuyển ở dạng lỏng,để đốt chúng thì chúng cần ở thể khí. Ở nhiệt độ bình thường nó bay hơi, đặc tính dễ biến thành dạng hơi gọi là tính dễ bay hơi, tính dễ bay hơi càng cao thì nó dễ hóa hơi ở nhiệt độ thấp khi bán xăng các công ty dầu mỏ điều chỉnh tính bay hơi của nhiên liệu liên quan đến áp suất khí quyển và mùa trong năm.
Ở vùng lạnh của Nhật Bản loại nhiên liệu được sử dụng là hỗn hợp dễ bay hơi ở nhiệt độ thấp mặt khác vào mùa hè khả năng bốc hơi cao với điểm sôi bình thường nếu sử dụng sai nhiên liệu xuất hiện hóa hơi không bình thường và là nguyên nhân gây hư hỏng.
Ví dụ khi xăng dùng trong mùa động được dùng cho mùa hè, dưới điều kiện thời tiết nóng tác động của môi trường quá mức nhiệt độ của nhiên liệu tăng cao gây hiện tượng khóa (nút) hơi mặc dù điều kiện sử dụng bình thường.
b. Đặc tính thêm vào (tính chống kích nổ):
Nhiên liệu hòa trộn ở dạng hơi có thể cháy ở áp suất thường nhưng khi hỗn hợp này bị nén và cháy trong thời gian ngắn nó tạo ra một sức mạnh rất lớn, hỗn hợp nhiên liệu được đưa vào động cơ và piston nén hỗn hợp lại và cháy trong buồng cháy trong một thời gian ngắn.Tuy nhiên nếu nén quá mức thì nhiệt độ tăng lên trong khi nén thì nó sẽ tự cháy trước khi có tia lửa. Đặc tính thêm vào này ngăn ngừa hiện tượng trên (kích nổ) trước khi đánh lửa khi tính chống kích nổ cao thì không xảy ra kích nổ nhưng khi thấp kích nổ dễ dàng xảy ra.
Chỉ số Octane chỉ ra tính năng của nhiên liệu nó chỉ ra tính chống kich nổ chỉ số ốc tan cao của nhiên liệu chỉ ra tính năng của nó cao và đươc sự dụng phổ biến, nó ngăn ngừa kích nổ tốt. Động cơ được thiết kế với sự cân nhắc về loại nhiên liệu sử dụng, bằng cách này hạn chế khả năng kích nổ, hỗn hợp có thể nén và cháy. Khi nhiên liệu có đặc tính kém được sử dụng kích nổ có thể xảy ra, trong điều kiện cháy bình thường không có hiện tượng này. Tuy nhiên khi động cơ được thiết kế dùng nhiên liệu với chỉ số ốc tan cao và sử dụng nhiên liệu bình thường thì sẽ xảy ra hiện tượng kích nổ. Nên nhớ rằng khi hiện tượng kích nổ xảy ra không chỉ có tiếng gõ nghe được mà còn làm công suất giảm khi sử dụng ở tốc độ cao.
Mặt khác khi động cơ thiết kế sử dụng nhiên liệu thông thường và chúng ta sử dụng chúng với loại xăng có chỉ số ốc tan cao thì tính năng không thay đổi vì tỷ số nén của động cơ không đổi.
5. Tỉ lệ hòa trộn:
Để đốt cháy nhiên liệu chúng cần được hòa trộn với không khí một cách thích hợp, khi một trong chúng quá nhiều hoặc quá ít nó sẽ không cháy hoàn toàn.
a. Tỷ lệ lý tưởng:
Tỉ lệ lý tưởng giữa xăng và không khí là tỉ lệ của chúng sau khi đốt sẽ cháy hết hoàn toàn, không bị dư một thành phần nào hết. Theo lý thuyết thì 1gam xăng sẽ cần khoảng chừng 15gam không khí và tỉ lệ này là 15:1 tỉ lệ biến thiên theo thành phần của nhiên liệu. Và theo thể tích thì 1 phần nhiên liệu cần 8000 phần không khí.
b. Công suất tối đa:
Trên thực tế nếu thay đổi tỷ lệ không khí/nhiên liệu không quan tâm tới tốc độ khoảng 13;1 không khí/nhiên liệu đưa ra công suất tối đa tỷ lệ này gọi là tỷ công suất tối đa.
c. Tỷ lệ hiệu suất sử dụng nhiên liệu tối đa:
Tương tự như vậy tỉ lệ mà tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất và không quan tâm đến tốc độ là 16:1 và tỷ lệ này là tỷ lệ gọi là tỷ lệ tiết kiệm.
II – Cấu trúc cơ bản của chế hòa khí:
1. Nguyên tắc chế hòa khí:
Trong quá trình hút, không khí đi qua lọc khí sau đó là chế hòa khí và xi lanh sử dụng áp suất chân không trong quá trình không khí đi qua chế hòa khí phun nhiên liệu được minh họa theo hình bên cấu trúc của ống gọi là ống Venturi khi không khí được hút vào loại ống này sẽ qua nhanh hơn các phần khác trong ống.
Khi không khí đi qua áp suất bị giảm so với áp suất khí quyển. Tốc độ tăng thì áp suất giảm. Chế hòa khí có ống Venturi cho không khí đi qua và ở đó có cổng cho nhiên liệu ra. Do có sự khác nhau về áp suất nhiên liệu được phun ra ống Venturi và tơi ra cùng với không khí đó là quá trình hòa trộn nhiên liệu.
2. Các loại chế hòa khí:
Để thay đổi được đường kính ống Venturi qua việc thay đổi hoạt động tay ga Honda có hai loại chế hòa khí trang bị cho xe gắn máy.
Theo sự thay đổi đường kính Venturi thông qua hoạt động của piston ga ta có loại PV và CV
a. Loại van piston:
Trong vài loại chế hòa khí việc thay đổi đường kính ống Venturi bằng viêc nâng nên hay hạ xuống piston ga. Trong loại chế này piston có chức năng như van kiểm soát lượng không khí đi qua. Khi tay ga hoạt động piston sẽ dịch chuyển thay đổi lượng không khí đi vào thay đổi khi tay ga nhả ra thì piston ga sẽ đi xuống nhờ lực đẩy lò xo.
Loại chế này có đặc điểm như vậy khi piston ga mở thì ống venturi cũng lớn lên. Khi mở quá đột ngột tốc độ không khí giảm lượng đi vào xi lanh giảm đó là lý do làm xe chết máy (chết máy khi mở ga nhanh).
b. Loại chế hòa khí CV (tốc độ không đổi):
Một loại piston ga khác ở ống Venturi nhưng kiểm soát lượng không khí đi vào là bướm ga. Thông qua hoạt động của bướm ga mà piston sẽ đi lên hay xuống bởi áp suất âm trong ống venturi. Đối với loại này tốc độ không khí trong ống Venturi duy trì gần như ổn định. Và rất khó làm piston dịch chuyển đột ngột được đây là đặc tính của loại này do đó gọi là loại “tốc độ không đổi”
3. Cấu trúc của piston ga:
Chế hòa khí hòa trộn nhiên liệu và không khí thích hợp sau đó cung cấp lượng thích hợp liên tục vào động cơ. Chế hòa khí phải hoạt động cung cấp liên tục cho động cơ ở mọi chế độ làm việc của động cơ.
Như khi khởi động động cơ, làm nóng động cơ, chạy cầm chừng, chạy ở tốc độ ổn định hay thay đổi bất ngờ điều kiện chạy xe, tăng hay giảm tốc thông qua việc đóng hay mở bướm ga. Chế hòa khí cơ bản gồm có hệ thống phao trong phần cấp nhiên liệu, cổng cho nhiên liệu vàkhông khí qua, kim và van.
Hệ thống cấp nhiên liệu liên tục cung cấp tới để duy trì mực xăng trong buồng phao. Không khí và xăng đi qua khi kim ga mở hay đóng sẽ thay đổi khe hở và sử dụng áp suất âm khi động cơ hút vào, áp suất âm tại ống venturi khi không khí đi qua hòa trộn nhiên liệu xăng và không khí.
Các bộ phận cơ bản của chế hòa khí PV
4. Nguyên tắc hoạt động của chế hòa khí CV:
Khi khởi động động cơ, bướm ga mở và không khí đi vào ống chính quá trình có áp suất âm lớn ở phía dưới của piston chân không. Không khí trong phần trên của buồng chân không được đẩy ra ngoài áp suất trong buồng chân không giảm xuống và màng cao su đẩy piston đi lên nhờ áp suất chân không. Hơn nữa nếu bướm ga mở tăng tốc độ động cơ,không khí tại cổ hút tăng lên đó là lý do đẩy piston lên cao hơn nó sẽ lên cao nhất khi cân bằng với lực đẩy của lò xo.
Khi bướm ga đóng không khí đi vào bị ngắt và lúc này áp suất trong buồng chân không trở lại bình thường lực lò xo sẽ đẩy piston đi xuống. Loại này duy trì tốc độ dòng khí gần như ổn định và dễ dàng hoạt động vì sự giảm tốc do bất ngờ mở bướm ga đột ngột không dễ dàng xảy ra. CV: Tốc độ không đổi.
5. Điều chỉnh thích hợp theo độ cao:
Trên thực tế mật độ không khí giảm theo độ cao lượng ôxi sẽ giảm khi so sánh với không khí ở mực nước biển. Do đó ở trên vùng cao hỗn hợp không khí và xăng sẽ giàu hơn tiêu chuẩn thiết kế ban đầu của bộ chế hòa khí và tỉ lệ này không thích hợp cho hoạt động.
Thông thường khi sử dụng xe máy ở độ cao hơn 2000m hoặc cao hơn việc điều chỉnh lại chế hòa khí là cần thiết để cải thiện tính năng và ngăn ngừa lượng khí xả tăng do thay đổi tỷ lệ hòa trộn. Nhìn chung, kiểm tra lặp đi lặp lại để có được sự điều chỉnh đúng chế hòa khí khi sử dụng ở vùng cao.
Khi xe được đưa trở lại khu vực có độ cao dưới 1500m hay thấp hơn thì cần điều chỉnh lại chế hòa khí về chế độ tiêu chuẩn nếu không hỗn hợp sẽ nghèo và làm động có có vấn đề
III – Các thuật ngữ và hư hỏng thường gặp:
1. Chảy xăng dư:
“Chảy xăng dư” là hiện tượng nhiên liệu trong buồng phao tràn ra ngoài qua ống tràn. Nó có thể xuất hiện khi có bụi bẩn nằm giữa van phao và bệ van. Đây là chú ý rất quan trong khi dùng găng vải cotton trong quá trình tháo ráp bảo trì, các sợi có thể kẹt lại và làm chảy xăng, chú ý quá trình này và khi có hiện tượng này cần kiểm tra các điểm trên.
Ví dụ khi phao bị hỏng cần phải được thay thế nếu có bụi bẩn trong buồng phao sau khi lấy ra phải điều tra tại sao nó nằm trong đó. Nếu có gì bất thường phải tìm nguyên nhân chính đó. Nếu chảy xăng dư trong lúc đang chạy xe, xăng trong buồng phao nhiều và có thể làm động cơ có vấn đề.
Nếu chảy xăng dư trong lúc đang đỗ xe xăng chảy xuống phía dưới của thân xe đồng thời khi khởi động động cơ nhiên liệu tràn vào xi lanh và lắng trong đó gây cản trở việc nén của piston và đó là lý do khởi động kém, đó gọi là hiện tượng “ngập xăng, hoặc ngộp xăng”và điều này gây hư hỏng cho động cơ vì khi khởi động mô tơ quay và nếu như bị ngộp xăng thì piston sẽ bị nén quá mức và làm hỏng thanh truyền.
Nếu vấn đề tràn xăng không được xem xét và dựng xe trong thời gian dài nhiên liệu vào trong xi lanh chảy xuống lốc máy và làm tăng mực dầu trong lốc máy chú ý hết sức quan trọng khi dầu hòa trộn với nhiên liệu bôi trơn cho các chi tiết sẽ không bình thường và có thể làm máy bị nóng.
2. Tràn xăng:
Khi xăng trong buồng phao sôi và chảy từ vòi phun và chảy vào ống chính gọi là “tràn xăng” khi hiện tượng này xảy ra thì xăng sẽ được cung cấp quá mức hỗn hợp trở lên giàu ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ và cuối cùng làm không cháy được và động cơ chết máy.
Tràn xăng xảy ra khi nhiệt độ tăng không bình thường trong buồng phao hoặc khi sử dụng xăng dễ bay hơi của mùa đông vào mùa hè.
Trong điều kiện thời tiết không bình thường. Xe gắn máy Honda được thiết kế để hiện tượng này không xảy ra ngay cả giữa mùa hè nóng lực, tuy nhiên trong trường hợp nhiệt độ tăng không bình thường trong điều kiện thời tiết không bình thường chạy cầm chừng trong thời gian dài hay chạy chậm khi giao thông đông đúc có thể bị hiện tượng trên. Trong trường hợp này để giải quyết vấn đề trên hãy tắt máy và để nguội sau đó nó sẽ họat động bình thường.
Sửa đổi hay gắn thêm thiết bị cản trở đường làm mát động cơ và chế hòa khí có thể làm tăng nhiệt độ cao hơn bình thường vấn đề này cần phải được gải quyết ngay để đưa nhiệt độ chế hòa khí trở về tình trạng bình thường.
3. Khóa hơi:
Khi nhiên liệu bốc hơi và bám ngưng tụ trên đường đi của nó và làm tắc nghẽn đường đi hiện tượng này gọi là sự “khóa hơi” nếu khóa hơi xảy ra khi đang chạy xe công suất giảm đột ngột làm động cơ chết máy. Tuy nhiên sự khóa hơi biến đổi khác nhau tùy nơi nó xảy ra, nhiên liệu hóa hơi làm tắc đường đi của nhiên liệu không dễ dàng chuyển sang dạng lỏng thậm chí nếu đã tắt máy hay nhiệt độ giảm. Không thể làm nguội động cơ một cách nhanh chóng để cho nhiên liệu hóa hơi chuyên thành dạng lỏng.
Lý do chính của việc khóa hơi giống như tràn xăng, nhiệt độ tăng bất bình thường,kiểm tra điều chỉnh sai hay dùng xăng mùa đông. Hơn nữa hiện tượng khóa hơi xảy ra nếu ống nối nhiên liệu từ thùng chữa (vị trí cao) tới chế hòa khí (vị trí thấp) được thay thế bằng loại khác hoặc loại ống đúc thay bằng loại không phải ống đúc hoặc quá trình bảo trì không thích hợp. Khi ống có phần chồi ra thì nhiên liệu sẽ bám vào phần này và cuối cùng xảy ra khóa hơi. Các bộ phận cấu thành phải được thiết kế để hiện tượng này không xảy ra. Đó là điểm chú ý quan trọng trong việc sử dụng ống dẫn dạng khớp không có vấn đề gì với bản thân chế hòa khí,các nhân tố khác có thể làm ảnh hưởng tới chế hòa khí. Hãy xác định đúng vấn đề.
4. Ẩn nhiệt của bay hơi:
Khi chất lỏng hóa hơi nó lấy nhiệt và biến thành khí ga. Do đó khi chất lỏng thành hơi nhiệt động giảm hiện tượng lấy nhiệt đi gọi là “ẩn nhiệt bay hơi”
Ví dụ khi phơi khô chiếc khăn tắm trong gió ở chỗ tối nhiệt độ của khăn nhỏ hơn nhiệt độ xung quanh vì có hiện tượng ẩn nhiệt của nước. Cho một lượng chất lỏng nhất định chuyển hóa thành hơi phụ thuộc vào loại chất lỏng. Khi chiếc khăn ẩm khô nó khô nhanh và cùng lúc nhiệt độ giảm nhanh hơn khi ở nơi có gío so với nơi không có gió. Cho cùng một thời gian hóa hơi nếu nhiều chất lỏng đựoc hóa hơi thì nhiệt độ cũng giảm nhanh.
5. Độ ẩm tương đối:
Độ ẩm là có bao nhiêu hơi nước trong không khí, tóm lại tỷ lệ phần trăm độ ẩm được gọi là độ ẩm tương đối và nó là lượng hơi nước có trong không khí, vì so sánh lượng tối đa lượng hơi nước hóa hơi trong không khí mà không khí có thể giữ được ở nhiệt độ bình thường, nếu có tối đa lượng hơi nước có trong không khí nó không thể chấp nhận thêm hơi nước nữa thìđiểm đó được gọi là “sự bão hòa”.
6. Lượng hơi nước bão hòa:
Nhiệt độ cao hơn thì không khí có nhiều hơi nước hơn do đó ở cùng độ ẩm 50% ở 30°C khác với ở 0°C. Khi nhiệt độ giảm thì lượng hơi nước bão hòa trong không khí giảm đáng kể. Xem xét độ ẩm 80% ở 30°C ngày mùa hè và độ ẩm 50% ở 0°C mùa động thay vì so sánh giữa 80% và 30% thì lượng hơi nước có thể giữ được ở 0°C thấp hơn rất nhiều khi ở 30°C. Vì trong điểm đóng băng có rất ít nước hóa hơi. Khi nhiệt độ giảm thì nước hóa hơi (độ ẩm bão hòa) cũng giảm do đó hơi nước có trong không khí trở lên thấm đẫm và sau đó giảm, nước ngưng tụ lại khi nhiệt độ giảm hơn nữa hơi nước trở thành dạng lỏng, và tại điểm này nếu nhiệt độ ở điểm đóng băng thì nó sẽ thành nước đá
7. Ba trạng thái của nước:
Với sự tăng nhiệt độ vật chất chuyển đổi từ dạng rắn sang dạng lỏng và khí 3 dạng đó được gọi là 3 trạng thái. Liên quan đến nhiệt độ đá biến thành nước và nước hóa hơi. Tuy nhiên trong trường hợp đó đá không biến thành chất lỏng mà trực tiếp thành khí, nó được gọi là sự thăng hoa.
Ngược lại, có trường hợp khi nước hóa hơi không trở lại thành chất lỏng và trực tiếp thành đá, khi nước dạng lỏng rắn lại do nhiệt độ giảm và rắn ở 0°C và trở thành đá dễ vỡ khi so sánh hơi nước trong không khí đột ngột bị tác động giảm nhiệt độ tới điểm đóng băng nó thành tuyết.
Hơi nước ở trên cao trở thành chất lỏng và thành chất rắn gọi là mưa đá. Khi băng tuyết và nước hóa hơi thành chất rắn.
Khi chế hòa khí là thiết bị hóa hơi nhiên liệu trong quá trình hoạt động của động cơ ẩn nhiệt của hóa hơi giảm nhiệt độ bên trong, vì hỗn hợp với xăng và không khí hòa trộn ở áp suất khí quyển hơi nước ở không khí hòa trộn ở áp suất khí quyển hơi nước ở không khí cũng đi vào động cơ và bị lạnh. Khi lái xe vào ngày ẩm trời hơi nước trên đường ống hút có thể biến đổi thánh nước sau đó thành các hạt nhỏ xíu và ở điểm nhiệt đóng băng hay nhỏ hơn nó thành đá. Vì không khí hút vào được làm lạnh ở 0°C hoặc nhỏ hơn và rắn lại và đi vào chế hòa khí làm chế hoạt động không bình thường gọi là sự đóng băng.
Với chế hòa khí PV khi hiện tượng đóng băng xuất hiện xung quanh piston ga và cản trở hoạt động của piston ga tốc độ động cơ có thể không giảm thậm trí tay ga đã đóng. Đối với chế hòa khí CV đóng ga bằng bướm ga do đó động cơ không bị tăng tốc tuy nhiên nước đá thỉnh thoảng vào đường đi của nhiên liệu làm tắc và làm giảm công suất động cơ.
Khi nước đá ảnh hưởng từ sự đóng băng và thời gian sau đó được kiểm tra nó sẽ thăng hoa và biến mất không để lại dấu vết do nhiệt của động cơ điều tra vấn đề này trở lên cực kỳ khó khăn.
Hiện tượng đóng băng dễ xuất hiện trong cùng điều kiện khi mà hơi nước dễ trở thành nước đá nó dễ xuất hiện khi có đủ hơi ẩm trong không khí và đi vào chế hòa khí và sự ẩn nhiệt hòa hơi giảm trong chế hòa khí có khi đạt 0°C hoặc thấp hơn.
Do đó nó không phải tính chất nằm giữa nhiệt độ thấp và dễ hình thành nước đá nhưng “Có đủ hơi ẩm và nhiệt độ đủ ấm và đủ độ ẩm ở nhiệt độ thấp gây ra ẩn nhiệt hòa hơi và biến hơi ẩm trong không khí thành nước đá” đó là điều kiện tốt nhất cho đóng băng xuất hiện. Mặc dù liên quan khác nhau của mỗi model theo chiều hướng chung, nhiệt độ khoảng 5°C và độ ẩm cao hơn bình thường là đũ xảy ra hiện tượng này nhất.
Xe gắn máy Honda được thiết kế để hiện tượng này không xảy ra tuy nhiên kiểm tra không thích hợp và các khách quan khác cho sự đóng băng có thể cản trở.
Đề tài về chế hòa khí trên xe máy là một hướng nghiên cứu quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng tăng của sự phát triển xe máy và ô tô trên khắp thế giới. Việc nâng cao hiệu suất và làm giảm tiêu thụ nhiên liệu không chỉ giúp giảm khí thải mà còn đóng góp tích cực vào nỗ lực bảo vệ môi trường. Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã thấy sự quan trọng của việc điều chỉnh và cải thiện hệ thống chế hòa khí để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu suất động cơ và tiêu thụ nhiên liệu. Những tiến bộ trong công nghệ chế hòa khí cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều thách thức. Cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới, nâng cao hiểu biết về tác động của chế hòa khí đối với hiệu suất và môi trường, đồng thời tìm kiếm giải pháp sáng tạo để tối ưu hóa hệ thống này.