Trong thời đại công nghiệp hiện nay, việc duy trì và nâng cao hiệu suất của xe máy trở nên ngày càng quan trọng. Một trong những yếu tố quyết định đến sự ổn định và độ bền của động cơ chính là dung dịch làm mát. Tuy nhiên, chúng ta phải đặt câu hỏi về khả năng pha chế và thay thế dung dịch này một cách hiệu quả chưa?
Những yếu tố như nhiệt độ môi trường, loại động cơ, và điều kiện sử dụng đều ảnh hưởng đến hiệu suất của dung dịch làm mát. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể pha chế một dung dịch phù hợp, không chỉ đảm bảo làm mát đúng mức mà còn bảo vệ và tối ưu hóa hoạt động của động cơ? Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi giải đáp những thắc mắc trên nhé!
I – Tổng quan về hệ thống làm mát dung dịch:
Động cơ làm mát bằng dung dịch bao gồm có áo nước xung quanh buồng đốt và động cơ. Sau khi làm mát bên trong động cơ dung dịch làm mát truyền nhiệt ra ngoài két và được làm mát bằng không khí. So sánh hệ thống làm mát trực tiếp bằng không khí, hệ thống làm mát bằng dung dịch làm mát tốt hơn ngăn ngừa quá nhiệt ở mỗi bộ phận thậm chí khi động cơ tải cao hay chạy nhanh, ngăn ngừa quá nhiệt khi động cơ chạy chậm thông qua hệ thống quạt gió.
Với chức năng bình thường này, hệ thống dùng dung dịch làm mát cần có dung dịch làm mát có tính năng và chất lượng thích hợp. Nếu đổ đầy nước và hệ thống làm mát và không có sự kiểm tra thích hợp thì sẽ làm tắc ngẽn hệ thống và đó là lý do làm động cơ quá nhiệt.
Mặc dù khác nhau về hình thức nhưng nguyên tắc cơ bản của hệ thống làm mát bằng dung dịch có cấu trúc chung.Nó bao gồm các đường dung dịch với các đường nối chính như bơm nước áo nước trong động cơ, két tản nhiệt ,các ống siphon và ống nối bao gồm cả bộ ổn nhiệt quạt gió điều chỉnh họat động của hệ thống
II – Pha chế dung dịch làm mát:
1. Dung dịch:
Dung dịch làm mát động cơ được pha giữa nước và chất chống đông.thành phần chính của chất chống đông là ethylene glycol có pha chế thêm chất chống ăn mòn.
a. Chức năng chống đông:
(1) Giảm điểm đóng băng và tăng điểm sôi.
Khi nhiệt độ giảm đến điểm đóng băng thì nước sẽ đóng băng khi đóng băng nước giãn nở và có thể làm hư hỏng áo nước và ống của két tản nhiệt.khi hòa trộn chất được gọi là điện phân nó dễ hòa tan trong nước điểm đóng băng sẽ thấp xuống và ngăn ngừa đóng băng. Chất điện phân cũng làm tăng điểm sôi của nước, thường nước sôi ở 100°C, nước với chất điện giải sẽ không sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C. Chất điện phân thông thường có muối. Nước muối không đóng băng ở 0°C và cũng không sôi nếu nhiệt hơn 100°C. Tuy nhiên khi muối được đưa vào làm chất điện phân không chỉ sẽ bị rỉ nó cón ảnh hưởng khó hòa tan trong nước do đó nó không thích hợp cho việc làm dung dịch làm mát, cho nên ethylene glycol là chất dễ hòa tan và nó không làm hỏng động cơ khi sử dụng.
(2) Ngăn ngừa rỉ bên trong động cơ và két tản nhiệt.
Chất chống rỉ trong chất chống đông ngăn ngừa rỉ sét.Động cơ được thiết kế sử dụng chất chống đông pha loãng trong dung dịch do đó bề mặt áo nước bên trong và cánh bơm cũng như trong của két tản nhiệt không bị rỉ. Sử dụng chất chống đông cũ sẽ làm giảm khả năng chống gỉ hoặc dùng mỗi nước cất là lý do làm rỉ xuất hiện.
Lưu trữ dung dịch
Chất chống đông rất nguy hiểm nếu nuốt phải.mặc dù ethylene glycol có vị ngọt không bao giờ uống hoặc lẫn vào thức ăn và cũng đừng bao giờ đổ trực tiếp xuống đường nước thải.
Khi đổ dung dịch cũ hãy đã sử dụng hãy chứa vào chỗ thích hợp giống như dầu thải.
• Nếu tràn lên da hay quần áo, giặt bằng xà phòng.
• Nếu bắn vào mắt, rửa sạch bằng nước và đi tới bác sĩ.
• Nếu không may nuốt phải hãy nôn ra và sau đó tới cơ sở y tế.
2. Pha loãng chất chống đông:
Tiêu chuẩn pha loãng 30% ở điều kiện bình thường và 50% cho vùng lạnh. Từ tỷ lệ này được chú trọng cho việc chống đóng băng.Theo hướng dẫn của sách bảo trì hay hướng dẫn sử dụng và sử dụng tỷ lệ 50% khi nhiệt độ bên ngoài nhỏ hơn –1 6°C . tỷ lê 50% có điểm sôi cao hơn khi pha 30% do đó có vấn đề xảy ra nếu dùng ở khu vực nhiệt độ cao.
Khi độ đậm đặc của chất chống đông được điều chỉnh để tăng điểm sôi nó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ nó không làm nóng động cơ lên.,do đó trong trường hợp quá nhiệt kiểm tra lý do đúng và sửa chữa.
(1) Chuẩn bị tiêu chuẩn pha chế là 30%
Như hình biểu đồ chỉ ra nhiệt độ sôi, tăng mức độ đậm đặc nên 1% về mặt thực tế không có ảnh hưởng bất lợi để có tỷ lê 30% thì pha một phần dung dịch làm mát và hai phần nước.
(2) Pha chể 50% thì tỷ lệ chất làm mát và nước bằng nhau.
3. Đặc tính của nước được sử dụng:
Không rõ ràng loại nước nào có thể được dùng làm dung dịch làm mát. Nước có vài chất lượng khác nhau loại có thể sử dụng được loại không. Pha chế 100% nước cất. nước máy và nước từ trong lòng đất có chứa hòa tan nhiều loại vật chất , vật chất hòa tan trong nước có thể có calcium (can xi) và magnesium (magiê) nó bất lợi cho chất chống đông. Chất chống rỉ pha thêm sẽ tác dụng với can xi và magiê và tạo ra kết tủa trong. Chất kết tủa làm hư hỏng phớt bơm, kết tủa bám thành khối trong đường dung dịch làm mát làm xấu quá trình làm mát. Và làm kém tính năng chống rỉ của dung dịch.
Khoáng chất như canxi và magiê sẽ tốt hơn nếu nó không tồn tại trong động cơ do đó dùng nước cất pha chế dung dịch, nước máy có độ cứng từ 10-100 mg/l thuộc dạng nước mềm vì nó chứa ít khoáng chất và có thể sử dụng được.
Lắc dung dich pha 50% chất chống đông và để đó vài phút cho các thành phần của nước cứng kết tủa lại. Không bao giờ sử dụng chúng.
4. Tiêu chuẩn về nước cứng và nước mềm:
Độ cứng là chỉ số chỉ ra lượng chất can xi và magiê có trong thành phần nước tự nhiên. Nếu độ cứng nhỏ thì được gọi là nước mềm. sự định nghĩa về đọ cứng của nước khác nhau tại mỗi quốc gia. Tại Nhật Bản và Mỹ thì độ cứng là có lượng canxi và magiê tương đương với lượng canxi các bon nát.
Tính toán lượng can xi trong một lít nước là tăng lên 2,5 lần và lượng magiê tăng 4 lần và 1 mili gam trên lít độ cứng là 1.
[Công thức] Độ cứng [mg/L]= (lượng can xi[mg/L] x 2.5) + (lượng magiê [mg/L] x 4)
Định nghĩa độ cứng khác nhau theo mỗi quốc gia
Quốc gia | Định nghĩa độ cứng | Chuyển đổi thực tế |
Japan/ U.S | Lượng canxi cacbonat. Độ cứng 1 cho 1mg/L | 1 |
Germany | Lượng canxi cacbonat. Độ cứng 1 cho 10 mg/L | 0.056 |
France | Lượng canxi cacbonat. Độ cứng 1 cho 10 mg/L | 0.1 |
United Kingdom | Lượng canxi cacbonat. Độ cứng 1 cho 1 grain/gallon | 0.07 |
Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) phân loại chất lượng nước uống theo hướng dẫn sau:
Tiêu chuẩn Nhật Bản cũng chỉ ra bên cạnh
Chất lượng nước | WHO hướng dẫn | Thông số chung tạ Nhật |
Mềm | 0~60 mg/L | 0~100 mg/L |
Trung bình | 60~120 mg/L | 100~300 mg/L |
Cứng | 120~180 mg/L | 300 mg/L and above |
Cực kỳ cứng | 180 mg/L and above |
Khoáng chất trong đất và quặng phân hủy và có theo trong nước trên bề mặt và trong lòng đất nó làm nước cứng hơn. Độ cứng của nước sông và nước ngầm biến đổi theo từng vùng khí hậu. Để hiểu thêm về nước cứng hãy so sánh nước trên thị trường. Các mấu dưới chỉ ra vài loại nước bán tại Nhật. Nó không có tiêu chuẩn cứng như thế nào có thể được chấp nhận. Độ cứng 0 là tốt nhất và khi độ cứng tăng thì ảnh hưởng tới khả năng chống rỉ. Độ cứng [mg/L]= (lượng can xi [mg/L] x 2.5) + (lượng magiê [mg/L] x 4)
III – Thay thế dung dịch làm mát:
Dung dịch giãn nở nhiều lầm hợc nén với sự thay đổi nhiệt động và di chuyển bên trong đông cơ và bình dự trữ. Tiếp xúc với không khí trong bình dự trữ. Ethylene glycol, thành phần chính của chất chống đông bị ôxi hóa từ từ khi tiếp xúc với không khí và phá hủy thành phần trong dung dịch. Đồng thời chất hạn chế ăn mòn biến chất theo thời gian làm cho khả năng chống ăn mòn kém đi. Để đảm bảo khả năng chống ăn mòn và ngăn ngừa không làm hư hỏng các phớt thì dung dịch làm mát cần được thay thế định kỳ. Thậm trí khi dùng ở những vùng nhiệt độ không làm đóng băng thì dung dịch vẫn cần thay thế để loại bỏ các tạp chất bẩn trong quá trình sử dụng. Khi sử dụng dung dịch không thay thế thì sự gặm mòn sẽ dễ dàng hơn và làm mỏng ống tản nhiệt và rò rỉ dung dịch. Sự phá hủy khả năng chống ăn mòn phụ thuộc vào độ cứng của nước trong dung dịch. Nước mềm với một chút khoáng chất thì khoảng 4 năm nhiều thêm một chút khoáng chất thì khoảng 2 năm, hoặc khi thấy dung dịch đổi mầu hay bẩn thì cần thay thế ngay lập tức.
1. Bảo quản dung dịch trước khi tiêu hủy:
Trước khi tiêu hủy dung dịch làm mát đã sử dụng mở nắp két làm mát và nhìn vào mực dung dịch ở mức đầy . có nghĩa là nắp két và ống si phông hoạt động tốt .
Nếu mực dung dịch không đầy và có dung dịch có trong bình dự trữ, kiểm tra không kín của nắp két, lỗ ống siphon hay hở ống nối nếu các chi tiết hư hỏng không tìm thấy được để sửa chữa, nó sẽ là lý do làm thiếu hụt dung dịch và quá nhiệt.
Khi dung dịch nóng sau khi chạy xe, dãn nở nhiệt của dung dịch là lý do làm áp suất bên trong dung dịch cao hơn bên ngoài . do đó dung dịch nóng có thể phun ra ngoài khi mở nắp két , với áp suất thấp thì điểm sôi của dung dịch sẽ thấp dung dịch không sôi bên trong có thể bất ngờ sôi và một lượng lớn dung dịch có thể phun ra.
Khi mở nắp két làm mát chắc chắn rằng động cơ và két tản nhiệt nguội có thể sờ được bằng tay. Nếu vì một lý do nào đó mà phải mở nắp két khi động cơ chưa nguội , đừng mở nắp két đột ngột. Nắp két sẽ là tấm chắn dung dịch phun ra và từ từ mở nắp để áp suất bên trong giảm dần dung dịch sẽ không phun ra ngoài trước khi mở ( giống như khi mở non nước carbonnat ấm)
2. Xả dung dịch làm mát:
Bu lông xả nằm ở vị trí thấp nhất của đường dung dịch. Trong hầu hết các đời xe một bu lông M6 được gắn ở phía dưới cùng nhưng hầu hất không thể xả tất cả dung dịch ra ngoài, bu lông xả được trang bị ở nhiều vị trí trên động cơ và đường dung dịch tuần hoàn.
Thông thường dung dịch xả ra khi xe dựng thẳng bằng chống đứng hoặc xe dựng ở vị trí thẳng khi kẹp bánh lại và trong vài đời xel việc dựng xe bằng chống bên, trong các trường hợp khác để tháo hoàn toàn dung dịch làm mát ra khỏi xe, nghiêng xe về bên trái, phải, nhún phía trước và phía sau lặp đi lặp lại cho ra hết.
Đối với loại xe không thể xả hết dung dịch làm mát bằng bu lông xả thì việc xả có thể thực hiện bằng việc tháo ống dẫn hay vài phương pháp khác. Nhưng nếu kẹp ống được tháo khi xả nước các đầu nối có thể bị hư hỏng và là lý do rò rỉ, hãy tuân theo hướng dẫn của sách bảo trì.
3. Các điểm chú ý trong kỹ năng xả dung dịch làm mát:
Nếu bu lông xả được tháp khi nắp két tản nhiệt đã được tháo ra thì dung dịch làm mát sẽ chảy và vọt ra xung quanh. Để ngăn ngừa điểm này hãy tháo bu lông xả khi nắp két vẫn đang đóng và sau đó mở nắp két. Nếu nắp két đang đóng dung dịch làm mát không thể chảy ra thậm chí khi bu lông đã được tháo. Trước khi mở lắp két hãy chuẩn bị một khay để chứa dung dịch làm mát.
4. Dung dịch làm mát đã được sử dụng từ bình dự trữ:
Khi một loại bình dự trữ không có bu lông xả. việc xả dụng dịch đã được sử dụng một vài môdel khác nhau. Việc tháo dung dịch được miêu tả trong hướng dẫn sửa chữa.
– Đối với xe có ống siphon gắn ở dưới bình và có thể tháo từ cổ đổ dung dịch thì xả ra từ ống này
– Đối với xe không thể xả từ ống sinphon đêt xả từ cổ đổ dung dịch thì tháo ống từ bình dữ trữ hoặc tháo bình từ xe và xả dung dịch.
– Đối với xe được gắn ống siphon ở trên của bình dự trữ thì phải tháo bình dự trữ và đổ dung dịch ra ngoài.
5. Đổ dung dịch vào:
Nếu dung dịch không đủ đáp ứng và không khí hòa trộn trong đường dung dịch làm mát thì
khả năng làm mát bị giảm. Vì việc tháo hết hoàn toàn không khí rất khó, một lượng không khí nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, tuy nhiên dung dịch sẽ dãn nở và co lại khi động cơ khởi động hay tắt máy. Do đó lượng không khí vào theo khi đổ dung dịch sẽ theo ra tới bình dự trữ và thoát ra ngoài.Như vậy điểm quan trọng là có lượng dung dịch tối thiểu cần thiết để tự động làm thoát lượng không khí thông qua co dãn của dung dịch.
Trong xe Honda nếu hướng dẫn trong sách bảo trì chỉ ra thì đó là sự đảm bảo cho việc này. Về cơ bản lượng dụng dịch yêu cầu của mỗi loại xe khác nhau, nhưng nó sẽ không đủ nếu chỉ có 90% hoặc ít hơn. Do đó nếu tổng số là 1000 cm3, Thì tối thiểu phải có 900 cm3. nó là lý tưởng cho việc xả khí cho tới khi lượng khí dồn vào giảm khoảng 3% khi cung cấp dung dịch. Lượng dung dịch được miêu tả trong sách bảo trì bao gồm cả lượng dung dịch sau khi động cơ đã xả hết khí ra ngoài, cộng với lượng dung dịch ở bình dự trữ khi đổ đến vạch đầy.
6. Các bước cơ bản của xả khí:
Quy trình xả khí được miêu tả trong hướng dẫn được căn cứ trên kết quả xác nhận ở đó các
bước được xác nhận trên xe thực tế , và cuối cùng kiểm tra việc xả khí hoàn tất, đây là giải thích trạng thái hoạt động và mục đích yêu cầu.
– Đợi cho tới khi khí ra ngoài và dần dần đổ dung dịch vài lần. Giống như van lắc của bộ ổn nhiệt vài điểm trong đường dung dịch trở lên vô cùng chật hẹp, nếu đổ dung dịch một lần mực dung dịch giảm xuống sau vài giây.Đợi cho tới khi không khí thoát ra ngoài khi dung dịch chảy tới các điểm đó và lặp lại việc đổ dung dịch..
– Lắc xe sang trái , phải và nhún phía trước, phía sau. Đôi khi bong bóng khí mắc trong các lỗ nhỏ trong gioăng xi lanh hay lỗ của van ổn nhiệt xáo trộn dòng dung dịch lắc xe để cho thoát bóng khí ra ngoài.
– Nghiêng hẳn xe sang phải và trái. Khi xe ở vị trí thẳng đứng, không khí rất dễ tụ lại bên trong ống tản nhiệt , bên trong động cơ và các ống dẫn nằm ngang. Không khí tích tụ ở đây được tháo ra ngoài bằng việc nghiêng hẳn xe sang trái hay phải.
– Khởi động động cơ và tăng ga nhẹ . Không khí tích tụ trên phần trên của két tảm nhiệt và phần trên của áo nước và nhánh trên của ống có thể được xả ra ngoài với các phương pháp miêu tả ở trên. Dung dịch làm mát cần lưu thông và dịch chuyển, tuy nhiên khi nắp két làm mát mở, dung dịch lưu chuyển nhiều thì có thể tràn dung dich ra,với nắp két đóng và dung dịch lưu chuyển nhiều không khí bên trong trở thành các bọt nhỏ và đi vào bên trong về mặt kỹ thuật thì như vậy với nắp két mở, quan sát không khí đi tới cổ từ các bọt bong bóng và tăng ga thích hợp.
7. Đổ dung dịch vào bình dự trữ:
Trong điều kiện bình thường khi sử dụng xe hoặc khi động cơ tắt máy, thì bên trong ốn siphon nối cổ đổ và bình dự trữ đầy dung dịch. Khi kiểm tra thông thường theo cách không làm không khí vào bên trong thì ống xi phông được dùng để cấp dung dịch và mực dung dịch trong bình phải ở mực cao nhất.
Tuy nhiên ngay sau khi thay thế dung dịch một lượng khí nhỏ đi vào động cơ và ống siphon
lượng dụng dịch thay thế cho lượng khí này nằm ở bình dự trữ do đó mực dung dịch trong bình giảm xuống khi sử dụng xe. Vì lý do đó chắc chắn dung dịch trong bình dữ trữ được đổ đầy tới vạch upper. Nếu không khí không được xả hết dung dịch sẽ đi vào động cơ và thậm chí khi mức dung dịch giảm nó đươc thiết kế không để dung dịch xuống tới vạch thấp nhất.
Khi thay thế dung dịch,Để ý lượng không khí thoát ra từ trong động cơ đổ dung dịch nhiều hơn một chút so với vạch trên . không có tiêu chuẩn cho việc này bao nhiêu là cần thiết nó phụ thuộc vào kinh nghiệm và không thể đưa ra tiêu chuẩn.
Chắc chắn là mực dung dịch được duy trì,kiểm tra bình dữ trữ vài tuần sau khi thay thế và đổ thêm tới vạch upper, nhưng nếu khách hàng không thể đến về việc này hãy chắc chắn không khí đã được xả hết là cách tốt nhất.
Quá trình pha chế đòi hỏi sự chú ý đến tỷ lệ pha trộn, loại chất làm mát, và điều kiện làm việc của xe. Điều này giúp người sử dụng có kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hệ thống làm mát, giảm rủi ro hỏng hóc và đồng thời kéo dài tuổi thọ của động cơ. Thay thế dung dịch làm mát đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm gánh nặng cho môi trường. Trong quá trình tìm hiểu về đề tài “Pha Chế, Thay Thế Dung Dịch Làm Mát” trên xe máy, chúng ta nhận thức rõ rằng quản lý và duy trì dung dịch làm mát là một khía cạnh quan trọng trong việc bảo dưỡng động cơ và tối ưu hóa hiệu suất của xe. Việc hiểu rõ về cách pha chế và thay thế dung dịch làm mát không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo an toàn và ổn định cho động cơ.