Hướng Dẫn Kiểm Tra Ống Dẫn Nhiên Liệu

Hướng Dẫn Kiểm Tra Ống Dẫn Nhiên Liệu

Trong thế giới đầy động cơ và công nghệ ngày nay, hệ thống nhiên liệu của các phương tiện đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của động cơ. Một trong những thành phần không thể phớt lờ trong hệ thống nhiên liệu chính là ống dẫn nhiên liệu. Đây không chỉ là đường ống chuyển đổi nhiên liệu từ bình xăng đến động cơ, mà còn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và an toàn của xe.

Kiểm tra ống dẫn nhiên liệu là một quy trình quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống nhiên liệu hoạt động một cách mượt mà và an toàn. Bất kỳ sự cố nào trong ống dẫn nhiên liệu có thể dẫn đến rò rỉ nhiên liệu, ảnh hưởng đến hiệu suất và tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời tạo ra rủi ro về an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hệ thống kiến thức về hệ thống nhiên liệu, các chú ý khi kiểm tra hệ thống nhiên liệu.

I. Phác thảo về hệ thống nhiên liệu:

Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm có thùng chứa nhiên liệu, nắp thùng chứa, van, lọc nhiên liệu, ống dẫn, chế hòa khí, và một vài chi tiết khác.

Nhiên liệu (xăng) từ thùng chứa đi qua ống dẫn và tới chế hòa khí hòa trộn với không khí từ bầu lọc khí và hỗn hợp hòa trộn được đưa tới động cơ.bình chứa nhiên liệu thường ở vị trí cao hơn chế hòa khí để cho xăng có thể chảy tới chế hòa khí nhờ trọng lực. Nếu độ cao của thùng chứa nhiên liệu không đủ so với chế hòa khí hoặc thấp hơn chế hòa khí thì cần có một bơm để đẩy nhiên liệu cung cấp tới chế hòa khí.

1. Nắp thùng chứa nhiên liệu:

Nắp thùng chứa nhiên liệu có ron kín là một chi tiết rất quan trọng nó có hai nhiệm vụ chính. Một là làm kính thùng chứa và ngăn ngừa không cho nước, bụi bẩn và các vật khác vào trong.

 

Tương tự thì đối lập với việc làm kín của bình nhiên liệu thì nó còn có khả năng thông hơi bên trong bình chứa. Những chi tiết bên trong thùng chứa được trang bị có lỗ nhằm cung cấp không khí bù vào phần nhiên liệu tiêu hao trong quá trình hoạt động để tránh tạo ra áp suất âm. Và khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất trong thùng chứa tăng và nó xả bớt để cân bằng với áp suất khí quyển. Nếu các chức năng này hoạt động không tốt nhiên liệu không thể chảy và không thể cung cấp xăng tới chế hòa khí và làm cho động cơ hoạt động có vấn đề.

Cấu trúc đơn giản nhất có thể với hai chức năng đối lập, ví dụ một ống thông hơi với đầu ống quay lên trên nó được sử dụng trên xe địa hình. Với loại xe khác như loại Scooter và loại sử dụng trên đường các chi tiết trang bị bên trong nắp với một đường nhỏ tạo sự thông hơi.Cặn hơi nước thoát ra từ lỗ khóa:

2. Van nhiên liệu:

Hầu hết các mẫu xe van đều nằm ở vị trí thấp nhất của bình chứa và thường những loại này thì bình nhiên liệu bao bọc đầu máy. Cũng vậy có loại thì van được gắn ở chế hòa khí như mẫu xe C50 hoặc các mẫu xe Cub khác.

Vài đời xe thì van có thể đóng hoặc mở bằng tay ( đóng hay mở cho nhiên liệu đi qua) trong khi vài đời xe thì van xăng tự động đóng hay mở phụ thuộc vào áp suất hút của động cơ khi làm việc.

a. Loại đóng mở bằng tay:

Đối với mẫu này, van được vặn sang vị trí ON khi khởi động động cơ nhiên liệu sẽ chạy từ bình chứa tới chế hòa khí Khi bình nhiên liệu tháo ra khỏi xe để thực hiện bảo trì hoặc khi không sử dụng xe thì van được vặn khóa lại không cho nhiên liệu chảy nữa. Nếu nhiên liệu cung cấp không được khóa lại và động cơ không được sử dụng trong thời gian dài nhiên liệu trong buồng phao của chế hòa khí bốc hơi từ từ và giảm dần đi và như vây là nhiên liệu lại tiếp tục chảy xuống chế hòa khí, khi việc như vậy tiếp tục trong thời gian dài thì vài thành phần khó bốc hơi của nhiên liệu sẽ đóng cặn lại và làm tắc lỗ Jíc lơ làm cho chế hòa khí hoạt động không ổn định. Có vài bụi bẩn thỉnh thoảng bám vào van phao và làm van mở dẫn tới trào xăng ra ngoài
b. Van chân không tự động:

Van chân không sử dụng áp suất chân không tại ống hút của động cơ và hút mở van cho nhiên liệu chảy qua. Vì áp suất chân không không xuất hiện khi động cơ không khởi động đường hút bị đóng và van ở vị trí OFF. Khi động cơ khởi động và áp áp suất thấp có thì van sẽ ở vị trí mở, khi van ở trạng thái mở thì việc vặn van sang ON hay OFF khi lái xe là không cần thiết van sẽ tự động đóng hay mở.

Tuy nhiên van chân không chỉ mở sau khi có áp suất âm, động cơ không thể khởi động khi buống phao bị tháo ra hay khi động cơ không sử dụng sau thời gian dài trong trường hợp này nhiên liệu bị bốc hơi chậm, trang bị khởi động bằng đề hay cần khởi động quay trục máy chậm và xăng sẽ chậm được mở và cần thời gian mới có thể đủ mực xăng để khởi động được.

Khi van chân không không được trang bị vị trí OFF vài loại xe dùng bơm để tạo áp xuất âm giúp cho nhiên liệu chảy.
c. Cấu trúc và hoạt động của van chân không:

Bên trong của van xăng tự động có một màng nhỏ và một màng lớn liên kết với nhau lò xo sẽ đẩy từ màng lớn tới màng nhỏ. Khi áp suất âm không tồn tại thì màng cao su nhỏ sẽ đóng đường xăng chảy qua ngăn nằm giữa buồng lớn và buồng nhỏ được nối với áp suất bên ngoài và phía ngoài buồng lớn này được nối với ống ở cổ hút của động cơ.

Khi động cơ khởi động và áp suất âm xuất hiện,màng lớn bị hút và van sẽ mở màng nhỏ cho xăng đi qua khi động cơ tắt lực hút bị mất và lò xo sẽ đóng đường xăng lại. Vì màng cao su mỏng do đó chú ý rất quan trọng là có thể làm hỏng màng khi áp suất cao được thổi vào để làm sạch chi tiết bên trong.

3. Đường nhiên liệu RES:

Đời xe được trang bị đường xăng bình thường có thêm chức năng này, khi mực xăng nằm ở cùng vị trí đường xăng cấp vào van khóa xăng không thể chảy vào van mặc dù van vẫn mở để cho hoạt động tiếp tục chuyển van sang chức năng RES sử dụng nốt lượng xăng còn lại.
Vị trí RES không phải là nơi dự trữ trong bình chứa mà đường xăng được thiết kế có mức RES vì đường xăng vào van luôn cao hơn đường xăng RES khi sử dụng bình thường khi sử dụng vị trí RES thì là sử dụng nốt lượng xăng còn lại trong bình.

Bình thường luôn sử dụng van ở vị trí ON và khi phải chuyển sang vị trí RES thì dùng tiếp nhưng đổ xăng ngay và sau đó chuyển sang vị trí ON vì nếu sử dụng liên tục ở vị trí RES thì động cơ có thể bất ngờ chết máy do hết nhiên liệu

4. Lọc nhiên liệu:

Khi chế hòa khí bị hạn chế các đường thông qua và mức nhiên liệu hòa trộn quá nhiều để hoạt động bình thường được duy trì không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn và tạp chất từ bên ngoaì vào ví dụ như khi có bụi bẩn bám vào cao su của van phao để ngăn ngừa vấn đề này thì lọc nhiên liệu được trang bị để lọc bụi và các tạp chất khi nhiên liệu chảy từ thùng chứa tới chế hòa khí. Hầu hết Model van khóa được gắn với thùng xăng thì lưới lọc cũng được gắn với van. Trong vài model lưới lọc được trang bị tách biệt với van. Lưới lọc bị tắc là lý do cung cấp nhiên liệu bất bình thường.

5. Ống xăng:

Ống xăng được nối từ van tới chế hòa khí đối với xe hai bánh thì vật liệu cao su được chế tạo đặc biệt. ngăn ngừa sự ăn mòn và thâm nhập hóa học từ nhiên liệu.do đó những ống cao su có đặc tính khác không được sử dụng dẫn nhiên liệu, đó là chú ý quan trọng khi thay thế đường ống, chỉ sử dụng ống được sản xuất làm ống dẫn nhiên liệu.

Khi cao su được sử dụng sau một thời gian dài nhất định, nó sẽ bị cứng và là lý do bị gãy hay hư hỏng. Nó có thể bị mài mòn khi tháo ráp ra bảo dưỡng không đúng cách, kiểm tra hư hỏng và thay thế chúng nếu cần thiết.

6. Cấu trúc của ống dẫn nhiên liệu:

Ống nhiên liệu bao gồm có 2 lớp, nhiên liệu được giữ trong thời gian kéo dài thời gian sử dụng của ống nhiên liệu. Cao su nitrile ở mặt trong ngăn ngừa tốt xăng và dầu nhẹ. Nếu sử dụng mình chúng thì khả năng ngăn ngừa bị giảm vì bị phá hủy bởi Ozon và nhiệt kết hợp với vinyl chloride, ngăn ngừa được Ozon và cả xăng tốt hơn.
Phần làm bên ngoài là cao su có thêm chlorosulfonated polyethylene có tính chịu đựng thời tiết, nhiệt, và cháy đồng thời bảo vệ lớp trong

7. Sự phá hủy ống nhiên liệu:

 

 

 

 

Sự phá hủy bởi nhiên liệu lưu giữ trong ống trong thời gian dài chất ăn mòn đó là lý do làm cho lớp cao su nitrile mất tính đàn hồ và cứng. Phá hủy bên trong không dễ nhận biết như phá hủy bên ngoài

 

 

Sự phá hủy lớp cao sư bên ngoài là do các tác động từ bên ngoài tạo nên do lớp bên ngoài có khả năng chống lại tia cực tím và ozon tốt nên phá hủy từ ngoài ít xảy ra tuy nhiên nó có thể bị trầy xước hay nứt gãy cao su.

 

8. Chế hòa khí:

Chế hòa khí kiểm soát khí và hòa trộn khí với nhiên liệu từ đường ống thông qua điều kiện hoạt động của động cơ đưa nhiên liệu tới động cơ.

II – Phòng ngừa hư hỏng hệ thống dẫn nhiên liệu:

– Tham khảo sách bảo trì theo từng loại xe xem tháo chế hòa khí như thế nào.

– Kiểm tra vị trí các phớt O và thay thế chúng khi chúng được tháo ra.

– Trước khi tháo, nới lỏng các vít của buồng phao tháo nhiên liệu ra và chứa vào thùng chứa.

– Sau khi tháo chế hòa khí che phủ cổ hút bằng băng để ngăn ngừa có vật từ bên ngoài vào động cơ.

– Khi dùng khí thổi sạch chế hòa khí không được thổi vào các màng cao su khi chúng chưa được tháo ra, cẩn thận không làm hỏng các màng này nếu các màng cao su vẫn đang được lắp ráp thì phải tháo chúng ra trước khi thổi khí.

– Ngăn ngừa hư hỏng ống xăng sử dụng các dụng cụ thích hợp khi tháo hoặc ráp chúng.
– Thay thế ống xăng khi chúng hư hỏng, gãy, hay có các ảnh hưởng gì khác phát hiện thấy.

– Không được xoắn hay bẻ gập cong ống

– Khi nối chúng ráp chúng vào hết vị trí và cài khóa vào đúng

– Khi dùng kẹp dẹt chắc chắn không có bụi ở vị trí kẹp

– Khi thay ống xăng chắc chắn khóa xăng ở vị trí OFF và không có rò rỉ kiểm tra lại các rò rỉ trước khi khởi động lại động cơ.

Việc kiểm tra ống dẫn nhiên liệu của xe máy đóng vai trò quan trọng trong bảo dưỡng và đảm bảo hiệu suất hoạt động của phương tiện giao thông. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng việc duy trì sự hoạt động hiệu quả của ống dẫn nhiên liệu không chỉ giúp tăng cường hiệu suất động cơ mà còn đảm bảo an toàn cho người lái. Các vấn đề như rò rỉ, tắc nghẽn, hoặc hao mòn của ống dẫn có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng và gây hậu quả lớn về cả kinh tế và an toàn giao thông.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here