
I – Hệ thống PGM – FI:
1. Tổng quan về hệ thống:
Hệ thống PGM-FI (lập trình phun nhiên liệu) được lắp đặt trên xe ANF125 có nhiều cảm biến khác nhau được lắp trên thân bọ họng ga và từ cụm hệ thống kết hợp này có chức năng như một chế hòa khí nhỏ thông thường nhưng lại có một hệ thống máy tính đơn giản kiểm soát.
Trong hệ thống của ANF125 PGM-FI bộ ECM (Engine Control Module) giám sát các thông số tham biến như tốc độ động cơ, áp suất đường ống nạp, vị trí bướm ga và nhiệt độ dầu động cơ, kiểm soát tỷ kệ hòa trộn không khí và nhiên liệu và thời điểm đánh lửa để đốt cháy tốt nhất tùy theo tốc độ động cơ. So sánh với chế hòa khí nó cũng đáp ứng nhanh chóng và nhịp nhàng với sự thay đổi tốc độ động cơ nhưng với sự tiêu hao nhiên liệu thấp và giảm khí thải ra môi trường. Động cơ có thể khởi động bằng cần khởi động thậm chí khi bình điện không có điện.
2. Khác biệt giữa hệ thóng PGM – FI và chế hòa khí thường:
a. Chế hòa khí:
Bộ chế hòa khí lắp đặt trên xe thông thường khi van tiết lưu mở hay đóng nó kiểm soát lượng khí và nhiên liệu đi vào phù hợp với áp suất chân không trong cổ hút.
Trong trường hợp chế hòa khi CV ví dụ piston ga nâng lên khi bướm ga mở áp suất âm dưới piston ga sẽ hút xăng phun ra và hòa trộn với không khí đi vào buồng cháy.
Với chế hòa khí:
A – Không khí qua khu vực thay đổi tương ứng với vị trí piston ga.
B – Lượng không khí đi qua thay đổi.
C – Nhiên liệu phun ra theo mức độ không khí hút vào.
b. PGM – FI:
Hệ thống PGM-FI (Programmed Fuel Injection) sử dụng các thông số tham biến:
– Vị trí bướm ga
– Nhiệt độ dầu động cơ
– Nhiệt độ không khí nạp
– Áp suất không khí nạp
– Tốc độ động cơ
Trong hệ thống PGM-FI:
A – Cảm biến xác nhận tình trạng hiện tại của động cơ.
B – Bộ ECM điều khiển phun ra lượng nhiên liệu thích hợp nhất trên cơ sở các thông tin nhận
được từ cảm biến.
C – Bơm nhiên liệu cung cấp nhiên liệu với áp suất tới đầu phun nhiên liệu.
D – Máy tính điều khiển mức độ nhiên liệu phun ra.
c. Đặc điểm của xe PGM – FI:
Khi khóa điện ở vị trí ON thì hệ thống PGM-FI hoạt động chuẩn bị cho việc khởi động động cơ.
A – Bơm xăng trong thùng xăng hoạt động trong vài giây và tăng áp suất nhiên
liệu, bạn có thể nghe thấy tiêng bơm chạy.
B – Chức năng tự chuẩn đoàn kiểm tra hệ thống FI MIL (Malfunction Indicator Lamp) trên đồng hồ công tơ mét sáng trong vài giây và tắt , nếu nó nháy là cảnh báo lỗi đã được phát hiện.
* Xem đoạn băng 030544-M01: Mở khóa điện.
– Đường xăng giữa bơm và phun xăng được lấp kín nó giảm lượng nhiên liệu kém chất lượng khi xe không được sử dụng trong thời gian dài.
– Cảm biến góc nhận tín hiệu khi xe bị đổ. Nó sẽ ngắt hoạt động của phun xăng, đánh lửa Dvà bơm xăng. Tắt khóa điện và bật lại và khởi động động cơ.
II – Kiểm soát chương trình phun nhiên liệu với hai loại bản đồ kiểm soát:
Hệ thống này sử dụng hai loại bản đồ kiểm soát để xác định lượng nhiên liệu phun ra:
1. Kiểm soát chương trình phun với hai loại bản đồ kiểm soát:
(A) Khi tải trọng thấp kiểm soát lượng phun trên cơ sở bản đồ chương trình của áp suất đường ống nạp và tốc độ động cơ.
(B) Khi tải trọng cao kiểm soát lượng phun trên cơ sở bản đồ vị trí mở của bướm ga và tốc độ động cơ
2. Kiểm sát lưu lượng phun:
– ECM xác định lượng phun cơ bản trên cơ sở của bản đồ thích hợp, chính xác thích hợp theo nhiệt độ không khí và nhiệt độ động cơ, lượng phun được kiểm soát bởi sự điều chỉnh khoảng thời gian mở của vòi phun (thời gian phun).
– Hoạt động tải trọng thấp
Lượng phun xác định trên cơ sở áp suất không khí đường ống nạp thông qua cảm biến MAP (áp suất tuyệt đối đường ống nạp) và tốc độ động cơ thông qua tín hiệu phát xung, được điều chỉnh cùng với tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ dầu động cơ và cảm biến nhiệt độ không khí cổ hút IAT
– Hoạt động ở tải cao
Lượng nhiên liệu phun ra xác định bởi cảm biến vị trí bướm ga TP và tốc độ động cơ thông qua phát xung được điều chỉnh cùng với tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ dầu động cơ và cảm biến nhiệt độ không khí đường ống nạp IAT
3. Mục hiệu chỉnh lượng phun:
Mục hiệu chỉnh | Tín hiệu vào và cảm biến có liên quan | Miêu tả |
Nhiệt độ khí nạp | Cảm biến IAT | Hiệu chỉnh phù hợp với nhiệt độ không khí nạp vào |
Nhiệt độ dầu động cơ | Cảm biến nhiệt độ dầu | Hiệu chỉnh phù hợp với nhiệt độ động cơ |
Điện áp cung cấp | Điện áp bình điện | Hiệu chỉnh phù hợp với sự dao động điện áp cung cấp |
Áp suất không khí | Cảm bến MAP | Hiệu chỉnh phù hợp với áp suất không khí dao động |
– Thời điểm phun: ECM ghi nhận sự dao động của áp suất đường ống nạp thông qua tín hiệu từ cảm biến MAP trên cơ sở của dao động đó ECM xác nhận quá trình hút, trên cơ sở tín hiệu từ phát xung ECM sẽ thiết lập thời điện phun cho các quá trình hút của động cơ.
III – Họng ga và bộ cảm biến
Hệ thống ANF125 PGM-FI có cảm biến MAP, TP, IAP trên bộ họng ga hình thức giống như loại chế hòa khí nhỏ thông thường
1. Các bộ phận cấu thành họng ga và chức năng của chúng:
Bộ họng ga kết hợp chặt chẽ với các cảm biến IAT, TP, MAP và vít điều chỉnh cầm chừng trong điều kiện làm việc của bướm ga.
Chức năng và vị trí các cảm biến:
– Cảm biến IAT: Đầu của cảm biến nằm trên đường qua của không khí và sẽ nhận nhiệt độ của không khí.
– Cảm biến TP: Nó được nối với trục quay của bướm ga trực tiếp xác nhận vị trí bướm ga
– Cảm biến MAP: phần tử nối trực tiếp trong bảng mạch và kết nối thông qua lỗ trên dòng đi của không khí trong họng ga (trong ống nạp) và nhận áp suất từ đây. Khi nhận biết áp suất dao động nó sẽ xác nhận thuộc chu kỳ gì– Vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng: dùng để điều chỉnh lượng không khí đi vào đường tiết diện của ống đi qua van bướm ga.
IV – Hệ thống nhiên liệu:
1. Cấu trúc của bơm xăng:
Bơm xăng nằm trong thùng xăng, bộ điều áp giữ cho áp suất không đổi tới vòi phun được lắp trên bơm.
2. Hoạt động:
a. Khi khóa điện mở sang vị trí ON:
(1) ECM kích hoạt bơm xăng chạy trong khoảng 2 giây.
(2) Áp suất trong đường ống tăng lên chuẩn bị cho khởi động.
(3) Áp suất của nhiên liệu sẽ tăng lên là 294 kPa.
b. Khởi động:
(1) ECM nhận tín hiệu từ phát xung.
(2) ECM điều khiển chạy bơm xăng.
(3) Gía trị áp suất ổn định nhờ điều áp
c. Khi tắt khóa điện:
(1) Khi tắt khóa điện thì bơm xăng sẽ tắt.
(2) Với van kiểm tra áp suất trên đường ống được duy trì cho lần khỏi động tiếp.
d. Đầu nối ống dẫn xăng:
Đầu nối ống dẫn xăng được sử dụng để nối từ bơm tới vòi phun xăng áp lực của xăng có thể phun ra ngoài phần còn lại. Khi tháo ống phải thực hiện việc xả áp trước khi tháo ống .
(1) Tháo đầu nối dây điện của bơm xăng.
(2) Khởi động động cơ.
(3) Áp suất sẽ giảm cho tới khi động cơ chết máy. (Để nổ ở tốc độ cầm chừng)
* Xem đoạn băng
030544-M02: Xả áp đường ống
030544-M03: Phun tóe do không xả
Kẹp ống được sử dụng trên đầu nối ống và không thể sử dụng lại khi được tháo ra, cần thay mới.
3. Chức năng và cấu trúc cơ bản của bơm xăng:
Vòi phun xăng được gắn trên họng ga nó nhận tín hiệu từ ECM và phun nhiên liệu vào cổ hút lượng nhiên liệu được phun vào thông qua thời gian mở của van. ECM xác nhận thời gian và thời điểm phun rồi gửi tín hiệu điện tới cuộn dây của phun xăng lực từ của dòng điện sẽ hút chốt kim về phía cuộn dây mở lỗ phun và nhiên liệu được phun ra cổ hút.
Khi thời gian phun hết ECM sẽ ngắt dòng điện và cuộn dây mất lực từ tính, lực của lò xo sẽ đẩy đóng van lại bịt lỗ phun.
4. Bộ phận của phun xăng trên ANF125:
Với loại động cơ nhỏ thì số lượng vòi phun được trang bị cũng nhỏ. Hiệu quả cháy được điều chỉnh chính xác nhờ sự tơi nhỏ của nhiên liệu phun ra trên đầu phun.
V – Cảm biến góc nghiêng:
Chế hòa khí được trang bị trên xe thông thường sẽ dừng động cơ khi xe đổ vì thay đổi mực xăng trong buồng phao. Nhưng điều này không xảy ra với PGM FI. Do đó cảm biến góc nghiêng được lắp đặt để ngắt ECM trên hệ thống PGM FI nó sẽ ngắt phun xăng, đánh lửa và bơm xăng động cơ sẽ bị dừng sau khoảng 5 giây hoặc lâu hơn một chút. Các hệ thống điện phụ khác như đèn, motơ khởi động vẫn có thể hoạt động trong lúc này.
Có hai loại cảm biến góc nghiêng loai IC Hall và loại công tắc kiểu lưỡi gà. Đây là loại IC hall được miêu tả chức năng giống các cảm biến.
1. Hoạt động:
Khi góc nghiêng của xe lớn mạch của cảm biến góc đã thông báo tới ECM. Nếu nó tiếp tục trong vài giây ECM sẽ ngắt bơm xăng phun xăng và đánh lửa đèn xy nhan, còi, và motơ khởi động vẫn có thể hoạt động nhưng động cơ không thể khởi động.
Để khởi động lại động cơ, khóa điện phải được tắt đi và sau đó bật trở lại.
Khi vào cua vòng: Khuynh hướng của xe khi vào cua vòng không làm cho động cơ bị chết máy. Bởi vìlý do lực ly tấm lớn hơn lực hấp dẫn kết hợp lại cảm biến không ngắt động cơ.
2. Cấu trúc:
Cảm biến góc bao gồm 1 quả lắc và 1 IC Hall trên nó và các chốt cực mạch điện.
Chức năng của các bộ phận cấu thành:
– Con lắc: Con lắc được treo hướng xuống nhờ lực hút trái đất khi xe không chạy. Nó có từ trường bên trong và thay đổi từ tính của IC Hall
– IC Hall và các cực mạch điện:
Thông qua việc thay đổi từ trường mạch điện gửi tín hiệu tới ECM dừng hệ thống PGM – FI khi xe bị nghiêng góc quá lớn, và nó sẽ dừng tín hiệu của hệ thống PGM – FI cho tới khi khóa điện OFF
VI – Kiểm soát khời động động cơ
1. Tổng quan:
Với hệ thống chế hòa khí, khi động cơ khởi động thì không khí hút vào động cơ khi piston đi xuống và tạo áp suất âm hút nhiên liệu vào cùng. Động cơ có thể khởi động bằng cần khởi động thậm chí khi bình điện không có điện. Đối lập lại PGM –FI cần có nguồn điện để cung cấp cho bơm xăng và phun xăng để khởi động động động cơ. Như vậy điều này sẽ khó khăn khi khởi động động cơ nếu bình điện không có điện. Hệ thống ANF125 PGM – FI được thiết kế sao cho động cơ có thể khởi động với một nguồn điện tối thiểu từ máy phát thông qua việc đạp cần khởi động, điều này là rất khó khăn với hệ thống PGM khác khi binh điện hỏng cộng với việc tiêu tốn rất ít năng lượng từ bơm xăng hệ thống có thể khởi động khi bình điện hết điện.
2. Điều khiển (Kiểm soát):
a. Khi bình điện bình thường:
Khi bình điện bình thường năng lượng cần thiết để khởi động hệ thống PGM-FI được cung cấp từ bình điện để phun xăng và đánh lửa hoạt động khi khởi động bằng cần khởi động hay bằng mô tơ đề.
b. Khi bình điện hết điện:
Khi bình hết điện do lâu không sử dụng xe, máy phát sẽ cung cấp nguồn điện cho hoạt động PGM – FI, phun xăng, đánh lửa và khởi động. Vì năng lượng từ máy phát rất nhỏ và không ổn định khi đạp cần khởi động, trong tiết chế chỉnh lưu có một tụ điện sẽ làm ổn định nguồn khi cung cấp cho PGM – FI.
3. Kiểm soát phun xăng và đánh lửa khi khởi động:
Khi khởi động, trục cơ sẽ quay ít nhật hai lần 1 xi lanh cho ECM có thể nhận biết điểm chết trên cuối kỳ nén và kỳ hút. Cho nên khi khởi động với cần khởi động hay môtơ khởi động thì phun xăng tham chiếu đến tín hiệu của phát xung và bu gi đánh lửa cả tại điểm chết trên cuối kỳ nén và ở điểm chết trên khi không phải cuối kỳ nén.
Sau mỗi kỳ hút, nén, nổ, xả ECM lúc này có thể nhận biết điểm chết trên cuối kỳ nén và ECM truyền tín hiệu cho chương trình phun bình thường trước khi hút và đánh lửa trước điểm chết trên cuối kỳ nén.
VII – Ghi chú của hệ thống PGM – FI:
1. Bộ họng ga:
a. Giữ bộ họng ga như thế nào:
– Vít hãm trống ga có đánh dấu sơn trắng. Nó xác nhận vị trí đóng của bướm ga và được điều chỉnh chính xác bởi nhà máy, không bao giờ nới lỏng hay xiết chặt vít. Vị trí đóng sai có thể làm giảm tính năng của động cơ và phải thay thế một bộ hỏng ga mới.
– Không được vặn trống cuốn ga từ vị trí mở hoàn toàn cho đến khi đóng hoàn toàn một cách đột ngột khi dây ga đã được tháo ra, nó có thể làm sai vị trí.
b. Thiết lập lại cảm biến TP khi thay thế:
Vị trí đóng của bướm ga đã được điều chỉnh bởi nhà máy cho mỗi bộ họng ga khác nhau do đó khi thay thế bộ cảm biến (Cảm Biến TP) thì ECM cần có thông tin đầu ra từ cảm biến TP khi bướm ga đóng hoàn toàn.
Thiết lập thông qua các bước sau:
(1) Tắt khóa điện
(2) Tháo nắp chụp màu đỏ của đầu nối DLC
(3) Nối đầu nối ngắn mạch và đầu DLC.
(4) Tháo đầu nối cảm biến dầu.
(5) Nối ngắn mạch đầu nối cảm biến dầu bằng một dây nối tắt.
(6) Bật khóa điện sang vị trí ON và tháo dây nối tắt ra khỏi cảm biến dầu trong thời gian nhỏ hơn 10 giây.
Chú Ý:
– Khi khóa điện bật sang vị trí ON, đèn MIL nháy khoảng 1-2 giây tháo đầu nối tắt ra luôn trong khi đang nháy.
(7) Sau khi đèn nháy chuyển sang nháy liên tục là đã thực hiện thành công việc thiết lập nhận biết ban đầu
Chú ý:
– Nếu sau khi rút ra đèn MIL sáng không nháy thì thực hiện lại từ bước 1 đến bước 6.
(8) Tắt khóa điện và nối các đầu nối trở lại
2. Tiết chế/ chỉnh lưu:
a. Bảo quản:
Khi tiết chế chỉnh lưu được tháo ra, bạn có thể bị đau do sốc điện, do đó phải xả điện áp trước khi tháo ra theo các bước như sau:
(1) Tháo một cực của bình điện.
(2) Bật khóa điện sang vị trí.
(3) Bơm xăng sẽ tiêu tốn điện áp trong tiết chế.
* Bạn có thể nghe thấy tiếng bơm trong chốc lát.
(4) Xả sẽ hoàn tất trong vài giây.
(5) Tắt khóa điện và tháo tiết chế chỉnh lưu ra.
3. Ống xăng:
– Bảo quản: Ống xăng được làm bằng vật liệu có thể bị gãy hoặc hỏng khi bị bẻ hay xoắn quá mức.
– Khởi động sau khi thay thế ống xăng:
Đường ống dẫn xăng vẫn giữ xăng khi động cơ dừng. Áp lực đường ống có thể được cung cấp trở lại khi có nguồn điện nhỏ từ máy phát thông qua việc khởi động động cơ bằng cần khởi động khi bình hểt điện. Động cơ sẽ khởi động dễ dàng hơn khi đạp khỏi động hai lần.
Tuy nhiên khi thay thế ống xăng năng lượng từ máy phát không thể cung cấp đủ cho bơm xăng do đó sau khi thay thế ống xăng nên khởi động động cơ bằng một bình điện tốt.