Kỹ thuật chẩn đoán và sử lý lỗi thường gặp

Kỹ thuật chẩn đoán và sử lý lỗi thường gặp

Kỹ thuật chẩn đoán và sử lý lỗi thường gặp

1. Kỹ năng kiểm tra khắc phúc sự cố bo điều khiển không chổi than.

Bo điều khiển không chổi than bị hỏng, đồng hồ đo có điện hay bật khóa nguồn có báo nguồn nhưng động cơ không quay….Các bước cần làm như sau:

(1) Tháo kết nối tay phanh điện với bo điều khiển, bật công tắc nguồn và vặn tay ga. Nếu động cơ quay, phanh điện bị hỏng và cần thay thế phanh điện mới.

(2) Sử dụng đồng hồ Digital VICTOR890C+ đo nguồn cấp cho bo điều khiển tại dây đỏ to và đen to của bọ điều khiển bằng thang đo 200VDC. Nếu không có điện áp hoặc điện áp thấp hơn điện áp nguồn PIN (Acquy), bạn cần kiểm tra lại nguồn cấp như Attomat, tiếp xúc dây, nguồn PIN (Acquy)…Nếu đã có nguồn cấp bạn bật khóa nguồn lên đo tiếp nguồn tại dây Clock (dây khóa điện) và đen to của bo điều khiển. Nếu không có điện áp cần kiểm tra lại khóa điện và cầu chì của xe (chì 10A). Nếu có điện áp tại đỏ to và đen to trùng với điện áp giữa dây Clock (Vcc) và đen to, phù hợp với điện áp PIN (Acquy) như vậy bo điều khiển đã đủ điều kiện làm việc cần kiểm tra thêm ở các bước tiếp theo.

(3) Sau khi bo điều khiển có đủ nguồn cấp. Lúc này tại giắc tay ga sẽ có có nguồn 5VDC tại chân đỏ và đen của tay hoặc đỏ đen cảm biến Hall động cơ. Nếu không có nguồn 5V có thể khẳng định nguồn điện 5V của bo điều khiển bị hỏng và bọ điều khiển cần được thay thế.

(4) Nếu có nguồn 5VDC tại chân đỏ và đen của tay ga. Lúc này, đo nguồn tại dây xanh lá và dây đen của tay ga. Kết hợp với xoay tay ga quan sát đồng hồ điện áp trong khoảng từ 1 ~ 4.2V (thường 0.8V-3.7V). Có thể kết luận tay ga tốt ngược lại nếu không có điện áp có nghĩa tay ga điện bị hỏng cần phải thay tay ga mới.

(5) Kiểm tra Hall động cơ (mắt cảm biến động cơ). Bật khóa điện, sử dụng đồng hồ Digital Victor 890C+ đặt thang 20V DC và đo tại đỏ và đen giắc cảm biến Hall động cơ sẽ có nguồn 5V. Sau khi có nguồn điện áp 5V cấp cho cảm biến Hall chuyển que đỏ đồng hồ sang một trong 3 dây xanh lá, vàng hay xanh dương kết hợp với xoay nhẹ động cơ quan sát có sự thay đổi điện áp từ 0 ~5V. Như vậy cảm biến taị vị trí đo tốt. Tương tự, đo lần lượt với 2 cảm biến còn lại. Nếu 1 trong 3 cảm biến Hall có vấn đề động cơ sẽ không hoạt động được hoặc giật, gầm..( Đối với bo điều khiển ZIN). Trường hợp bo điều khiển đa năng không cần bước 5 động cơ vẫn có thể chạy được.

2. Phương pháp đánh giá chất lượng của bo điều khiển không chổi than

Vì quá trình phán đoán của bo điều khiển không chổi than phức tạp hơn, sau đây mô tả ngắn gọn các phương pháp đánh giá bo điều khiển không chổi than.

Cách đo số 1:

Chuyển thang đo của đồng hồ Digital VICTOR 890C+ về thang Diode. Que đỏ của đồng hồ cắm tại vị trí đen to nhất của bo điều khiển (âm nguồn), còn que đen của đồng hồ lần lượt đo tại 3 dây pha của động cơ Vàng, Xanh lá, Xanh dương 3 kết quả đo khoảng 550mV = 0.55V (do cấu tạo của mỗi bo điêu khiển khác nhau nên kết quả có thể sai lệch chút ít) được thể hiện như Hình 4.31. Các kết quả đo giống nhau tức là bo điều hiển cơ bản bình thường. Nếu vẫn không hoạt động có thể bo điều khiển bị hỏng và cần thay bằng một bo điều khiển mới.

Cách đo số 2:

(1) Có thể kiểm tra bo điều khiển bằng cách sử dụng thang đo 200KQ của đồng hồ Digital VICTOR 890C+. Lần lượt đo từng cặp dây pha của bo điều khiển kết quả đo khoảng 18KQ (giá trị có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc loại bọ điêu khiên) được thể hiện như Hình 4.32.

(2) Vẫn để thang đo 200K, que đỏ đồng hồ đo tại âm nguồn (đen to) của bọ điều khiển. Que đen của đồng hồ đo lần lượt từng pha của bọ điều khiển kết quả khoảng 9KQ (giá trị có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy loại bo điều khiển) được thể hiện như Hình 4.33.

(3) Sau khi đo bước 1 và 2 kết quả lần lượt đều giống nhau có thể kết luận bo điều khiển bình thường. Nếu vẫn không hoạt động cần tiến hành thử thay thế bằng bo điều khiển mới.

Lưu Ý: Với 2 cách đo trên đều phải rút giắc động cơ ra khỏi bo điều khiển đồng thời cắt nguồn cấp cho bo điều khiển.

Sau tất cả các bước làm trên thì cứ theo các bước sau để kiểm chứng bo điều khiển có hoạt động tốt hay không:

– Cấp nguồn

– Hủy phanh điện

– Cắm chạy thử bằng giắc đảo chiểu (nếu xe sử dụng IC đa năng)

– Chạy thử

– Đấu lại các tín hiệu phanh, hiển thị tốc độ, tăng tốc…. Khi động cơ đã chạy tốt.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here