Sự khác nhau giữa bộ chế hòa khí và hệ thống PGM – FI.

0
Sự khác nhau giữa bộ chế hòa khí và hệ thống PGM – FI.

 

So sánh giữa bộ chế hòa khí và hệ thống PGM – FI.

      1. Sự vận hành cơ bản từ tốc độ cầm chừng đến tốc độ cao.
          1.1. Sự vận hành cơ bản.

Bộ chế hòa khí và hệ thống PGM-FI điều khiển công suất của động cơ bằng cách
điều chỉnh hổn hợp xăng – không khí được đưa vào trong động cơ bằng cách
đóng/mở bướm ga. Cả hai loại được thiết kế để cung cấp tỉ lệ không khí – nhiên liệu phụ thuộc vào thể tích không khí đi vào.
          1.2. Sự vận hành cơ bản của bộ chế hòa khí

Ở tốc độ cầm chừng và tốc độ thấp, bướm ga mở ra một khoảng nhỏ, nhiên liệu
được kéo xuống từ gic lơ cầm chừng và gic lơ tốc độ thấp dưới dạng sương và được hòa trộn với dòng khí đi vào. Hổn hợp được đưa đến động cơ.

Trong khoảng từ tốc độ thấp đến trung bình, độ chân không tăng lên tương ứng với vị trí bướm ga. Chân không trong ống khuếch tán lớn hơn khi piston đi lên, kéo
lượng nhiên liệu lớn hơn từ gic lơ chính và kết hợp với khí nạp. Hổn hợp nhiên liệu
dưới dạng sương từ gic lơ chính/gic lơ tốc độ thấp và không khí được truyền vào
trong động cơ.

Ở tốc độ cao, piston chân không và bướm ga mở hoàn toàn, kích thước ống khuếch tán là lớn nhất. Bởi vậy lượng nhiên liệu lớn nhất được kéo xuống từ gic lơ chính
dưới dạng sương kết hợp với không khí nạp. Hổn hợp được đưa vào trong động cơ.

          1.3. Sự vận hành cơ bản của hệ thống PGM – FI

Từ tốc độ cầm chừng đến tốc độ cao, một lượng nhiên liệu được cài đặt trước được phun ra từ kim phun tương ứng với lượng không khí nạp, kim phun được điều khiển bởi ECM và ECM nhận tín hiệu điện áp từ các cảm biến.

Kim phun phun một lượng nhiên liệu chính xác vào trong ống góp nạp, phụ thuộc vào thể tích không khí nạp, bằng cách thêm vào khoảng thời gian phun chính xác (*2) đến khoảng thời gian phun cơ bản(*1).

*1: Khoảng thời gian phun nhiên liệu cơ bản được tính bởi 2 loại bản đồ được lưu trong bộ nhớ ECM mà được tìm bởi số vòng quay động cơ và lượng khí nạp (được tính theo công thức được cài đặt trước mà dùng hiệu điện thế ngỏ ra của cảm biến
MAP, IAT, TP để tính.).

*2: khoảng thời gian phun nhiên liệu chính xác được tính toán bởi ECM theo hiệu
điện thế ngỏ ra của mỗi cảm biến và điều kiện vận hành của động cơ.

Sự vận hành của hệ thống PGM-FI

      2. Sự làm giàu nhiên liệu ở chế độ khởi động lạnh.
Động cơ vận hành trong điều kiện khởi động lạnh. Nhiên liệu không hóa hơi tốt trong động cơ lạnh làm cho tỉ lệ không khí- nhiên liệu nghèo dẫn đến cầm chừng không êm.

          2.1. Khởi động lạnh với bộ chế hòa khí (với van nhiệt SE)
Khi động cơ lạnh, tỉ lệ không khí/nhiên liệu chính xác và tốc độ càm chừng nhanh
được duy trì bởi van nhiệt SE, nó đưa thêm lượng không khí/nhiên liệu vào qua cổng khởi động, bổ sung cho lượng nhiên liệu phun ra từ gic lơ cầm chừng.

         2.2. Khởi động lạnh với PGM-FI
Khi động cơ lạnh ECM điều chỉnh lượng nhiên liệu bằng cách kéo dài thời gian mở
kim phun tương ứng với tín hiệu điện áp từ cảm biến ECT, trong khi đó ECM điều khiển van IACV để đưa thêm lượng không khí vào để duy trì tốc độ cầm chừng nhanh.

     3. Sự làm giàu nhiên liệu ở chế độ tăng tốc nhanh
Động cơ vận hành dưới điều kiện tăng tốc nhanh.

Khi bướm ga dược mở đột ngột, lượng lớn khí nạp đi vào trong động cơ. Áp suất chân không đường ống nạp nhỏ hơn làm thiếu nhiên liệu và làm cho tỉ lệ không khí – nhiên liệu nghèo, kết quả là công suất động cơ yếu.

          3.1. Tăng tốc nhanh với bộ chế hòa khí.

Khi bướm ga mở đột ngột, chân không trong xylanh đáp ứng chậm, làm cho chân không trong ống khuếch tán lớn, kết quả là có nhiều nhiên liệu được hút ra khỏi giclơ chính. Sự cung cấp thêm nhiên liệu này tạo ra tỉ lệ không khí – nhiên liệu lý
tưởng.

          3.2. Tăng tốc nhanh với PGM-FI

Bướm ga bị mở đột ngột, ECM điều chỉnh lượng nhiên liệu theo điện áp ngỏ ra của cảm biến TP, phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của động cơ, kim phun được mở
lâu hơn để phun nhiều nhiên liệu hơn vào trong xylanh, tạo ra tỉ lệ lý tưởng.

     4. Cắt nhiên liệu khi phanh bằng động cơ.

Động cơ vận hành dưới điều kiện phanh bằng động cơ. Khi bướm ga đóng và phanh bằng động cơ được sử dụng, động cơ thiếu không khí nạp. Kết quả là sự mất lửa xảy ra, hổn hợp không cháy được thải ra ngoài không khí.
          4.1. Giảm tốc với bộ chế hòa khí.

Khi bướm ga đóng hoàn toàn và phanh bằng động cơ được sử dụng, áp suất chân
không trong đường ống nạp tăng lên. Vì khối lượng không khí nhẹ hơn nhiên liệu nên nhiều không khí được hút vào trong ống nạp và tỉ lệ nhiên liệu – không khí không đúng, kết quả là bỏ lửa.

Van cắt không khí bằng cách đóng mạch không khí cầm chừng/tốc độ thấp để ngăn mất lửa, kết quả là hổn hợp không cháy hết thải ra ngoài không khí.

          4.2. Giảm tốc độ với PGM-FI

Khi bướm ga đóng và phanh động cơ được sử dụng, ECM phát hiện bướm ga đóng hoàn toàn theo tín hiệu cảm biến TP và cảm biến CKP. ECM cắt nguồn nhiên liệu
đến xylanh bằng cách đặt thời gian phun nhiên liệu về không, ngăn nhiên liệu chưa cháy hết thải ra ngoài không khí để tránh tiêu hao nhiên liệu.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here