Hệ Thống Phanh Đĩa Thủy Lực Ở Xe Máy

Hệ Thống Phanh Đĩa Thủy Lực Ở Xe Máy

Trên hành trình di chuyển hàng ngày, hệ thống phanh đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc đảm bảo an toàn cho người lái và người đi đường. Trong thế giới của xe máy, phanh đĩa thủy lực là một trong những công nghệ phanh tiên tiến, mang lại hiệu suất phanh mạnh mẽ và đáng tin cậy. Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét các thành phần cơ bản của hệ thống, bao gồm: xilanh chính điều khiển áp lực phanh, ngàm phanh nắm và siết đĩa phanh, đĩa phanh tạo ma sát, ống dẫn truyền dầu phanh từ bình chứa đến các bộ phận phanh, và dầu phanh là chất lỏng truyền áp lực. Quá trình bảo dưỡng, tháo lắp của hệ thống này đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật, từ việc kiểm tra áp lực dầu đến việc kiểm tra mòn đĩa phanh và thay thế dầu phanh định kỳ. Hãy cùng nhau khám phá sâu hơn về hệ thống phanh đĩa thủy lực và cách thực hiện bảo dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của chiếc xe máy.

I – Hệ thống phanh đĩa thủy lực:

1. Thành phần hệ thống:

Hệ thống phanh đĩa gồm có môt xi lanh chính chuyển tác động của tay phanh và chân phanh thành áp suất thủy lực, ống dẫn truyền áp suất thủy lực tới ngàm phanh và hình thành lực phanh (lực ma sát) giữa má phanh và đĩa phanh.

– Cấu tạo phanh đĩa phía trước:
– Cấu tạo phanh đĩa phía sau:
2. Nguyên tắc hoạt động:

Khi bị nén, thể tích khí giảm nhưng thể tích chất lỏng như dầu và nước không đổi. Phanh đĩa sử dụng đặc tính này của chất lỏng để truyền tải hoạt động của tay phanh.

Khi tay phanh hoặc chân phanh hoạt động, piston trong xilanh chính bị đẩy, chuyển động cơ khí chuyển thành áp suất thủy lực. Áp suất này được truyền tải tới ngàm phanh qua ống dẫn dầu piston ngàm phanh sẽ tiếp nhận áp suất thủy lực truyền tới ngàm phanh và áp suất thủy lực bị chuyển ngược lại thành chuyển động cơ khí. Chuyển động của piston ngàm phanh sẽ ép má phanh vào đĩa phanh tạo thành lực phanh. So sánh với phanh đùm thì phanh thủy lực ít bị trượt hơn và hiệu quả hơn khi truyền tải lực và chuyền động bằng áp suất thủy lực. Tuy nhiên, nếu không khí tồn tại trong đường dầu nó sẽ bị nén lại phá vỡ hoạt động bình thương của tay phanh. Trong khi bảo dưỡng phải chắc chắn rằng không khí phải được xả hoàn toàn khỏi đường dầu.
Nếu không khí tồn tại gần piston ngàm phanh, sức nóng trong quá trình phanh làm nóng không khí, do đó hình thành bọt khí và gia tăng thể tích.Khi điều đó xảy ra, hành trình tay phanh tăng với cùng giá trị lực, phanh không thể làm việc thậm chí tay phanh bị vận hành hết hành trình.

II. Xilanh chính:

Xilanh chính chuyển hoạt động của tay phanh và chân phanh thành áp suất thủy lực trong dầu phanh và truyền tải áp suất tới ngàm phanh. Thân xilanh chính có một piston gắn một cúp ben chính, một cúp ben phụ và một lò xo. Trên thân xilanh chính có khoang chứa dầu phanh. Dầu phanh được cung cấp khi cần và xilanh luôn đầy dầu phanh

Một màng cao su được lắp trên két dầu. màng cao su kín để ngăn sầu phanh dò rỉ và ngăn áp suất âm phát triển trong két khi dầu phanh ở mức thấp. Màng ngăn được đặt dưới nắp tấm định vị cả hai ở dưới nắp két dầu. Nắp két dầu có một lỗ thông khí để phần trên của màng ngăn chứa áp suất dư. Xilanh chính có thể kết hợp với két dầu hoặc nối với két dầu bằng vòi. Cả hai loại trên có cấu tạo và hoạt động tương tự nhau
– Hoạt động của xi lanh chính:

Piston di chuyển theo hoạt động của tay phanh, một lượng nhỏ dầu phanh hồi lại két dầu qua cổng hồi dầu. Vào lúc này mức dầu phanh tăng lên một ít, sau đó màng ngăn đi lên trên và phần không khí phía trên bị đẩy ra ngoài qua lỗ thông khí trên nắp quá trình tiếp tục đến khi phớt sơ cấp đi qua cổng hồi dầu cho khi thấy tay phanh có trở lực
Khi phớt sơ cấp qua cổng hồi dầu, nó nén dầu phanh làm tăng áp suất dầu. Áp suất này được truyền tới ngàm phanh quaống dầu hình thành lực phanh. Do đó khi bóp tay phanh làm tăng áp suất dầu và làm tăng lực đẩy má phanh. Lúc này áp lựcđàn hồi dầu tácđộng trở lại tay phanh, vì vậy cần tăng lực bóp phanh để tăng lực phanh. Đồng thời áp lực dầu làm miệng phớt sơ cấp nở rộng hơn làm bịt kín thành xilanh ngăn sự dò gỉ áp suất dầu
Khi tay phanh được thả ra thì piston lùi lại bởi lực đàn hồi lò xo. Khi phớt sơ cấp qua cổng hồi dầu, một lượng nhỏ dầu được chuyển đến xilanh chính. Mức dầu trong két phanh giảm, màng ngăn cũng thấp hơn và không khí được đưa vào qua lỗ khí trên tấm định vị.
Khi piston dịch chuyển một hành trình như lúc xả khí thì nó cũng hồi lại tương ứng. Lúc hồi lại áp suất dầu phía trước phớt sơ cấp giảm vì vậy miệng phớt sơ cấpp co lại bên trong. Sau đó dầu phanh qua cổng dầu vào đi tiếp đến phía trước piston
III. Ngàm phanh:

1. Ngàm phanh đẩy một phía:

Ngàm phanh đẩy môt phía sử dụng lực phản hồi của ngàm phanh hình thành bên kia lực đẩy piston để đẩy mặt hai má phanh. Ngàm phanh đẩy một phía nhỏ gọn vì vậy nó được sử dụng cho nhiều chủng lọai.

– Cấu tạo:
– Cấu trúc và hoạt động:

Áp suất thủy lực tác động lên ngàm phanh trong suốt quá trình hoạt động của xi lanh chính. Piston bị đẩy và mặt má phanh (mặt má bên phải) bị đẩy tới đĩa. Lúc này, áp suất dầu tác động lên thành bên phải xilanh với cùng một lực. Ngàm phanh trượt trên ống trượt sang bên phải đồng thời khi má bên phải trên hình tiếp xúc với tấm đĩa. Do đó má còn lại (phía bên phải hình) bị đẩy tới tấm đĩa.

Bằng cách này, tấm đĩa quay bị kẹp chăt bởi hai má phanh để hình thành lực phanh. Ngàm phanh trượt sai khi một má phanh không hoạt động. Kiểm tra xem ngàm phanh phải trượt dễ dàng khi thay thế má phanh.v…v.
2. Ngàm phanh piston đối điện:

Trong kiểu ngàm phanh piston đối diện, ngàm phanh được đặt liền với giảm sóc trước, áp suất thủy lực tác dụng tác động đồng thời lên cả hai piston để ép hai má phanh lên đĩa. Từ lúc hai piston đẩy hai má phanh, có rất ít sự khácnhau về lực đẩy má phanh và giảm khả năng trượt. Do đó nó được áp dụng chủ yếu cho các loại xe thể thao.
– Cấu tạo:
3. Hiện tượng bất thường của phanh đĩa thủy lực:

– Trượt phanh:

Nếu má phanh nóng bất thường, lực ma sát giảm,tác dụng phanh giảm. Đây là hiện tượng trượt phanh. Bình thường khi sử dụng,nhiệt ma sát được làm nguội vì vậy hiện tượng này không xảy ra. Tuy nhiên, bảo dưỡng kém làm cản trở chuyển động của piston ngàm phanh và ngàm phanh do đó phanh kéo lê. Khi điều này xả ra, phương tiện chạy trên má phanh,đĩa phanh chà xát với má phanh trong thời gian dài,nhiệt ma sát nhiều hơn ở điều kiện bình thường và hiện tượng trượt phanh xảy ra. Vì vậy bảo dưỡng đúng cách là cần thiết.

– Hiện tượng đọng khí:

Đọng khí tương tự trượt phanh, hiện tượng bất thường này xảy ra khi nhiệt độ má phanh tăng làm phanh keo lê. Khi nhiệt độ má phanh tăng, nhiệt độ ngàm phanh tăng. Dầu phanh nóng lên và sôi, bốc hơi trong xilanh, tác dụng phanh giảm như có khí trong xilanh. Cũng như vậy, khi dầu phanh sử dụng trong thời gian dài, nó hấp thụ không khí ẩm trong không khí làm nhiệt độ sôi của dầu giảm. Do đó, so sánh với điều kiện sử dụng bình thường đọng khí rất dễ xảy ra. Thay thế dầu phanh đúng và bảo dưỡng phanh đúng là cần thiết.

IV – Đĩa phanh:

Nhìn chung,đĩa phanh làm bằng gang hoặc thép không gỉ. Trong xe máy, thép không gỉ được sử dụng là chủ yếu bởi vì gang bị gỉ và không bền. Lỗ trên đĩa phanh để tránh trượt phanh khi trời mưa.

Đĩa phanh quay giữa hai má phanh. Nó kéo lê trên má phanh nếu đĩa phanh bị biến dạng. Kiểm tra độ đảo đĩa phanh là cần thiết, độ đảo tăng vì vật cứng va vào bánh xe hay vật gì đó va chạm mạnh với bánh trong khi tai nạn xảy ra. Vì vậy, nó mòn trong quá trình ma sát với má phanh, nên thay một đĩa mới nếu tới giới hạn mòn.
– Đĩa ghép:

Một số loại xe tốc độ cao có đĩa ghép băng đinh tán. Khi phanh gấp liên tục đĩa phanh trở nên nóng và nó dãn nở bởi nhiệt, quá trình cong vênh giảm. Đĩa ghép được thiết kế có khe hở giữa đĩa, may ơ, đinh tán. Tuy sự di chuyển được điều khiển bởi tấm lõ xo, nó dễ dàng di chuyển bằng tay trong điều kiện trong bình thườngvà nó không bị biến dạng.

V – Ống dẫn dầu:

Một ống chụi áp lực và ống phanh được sử dụng để truyền áp lực dầu từ xilanh chính tới ngàm phanh. Ống phanh được gắn với ngàm phanh không cần mềm, như đầu nối ở cả hai cạnh của ngàm phanh trước và ở chỗ có đường kính nhỏ qua đoạn cong.

Mặt khác, ống dầu được cấu tạo như hình vẽ, mềm và chụi áp lực. Tuy nhiên, vật liệu bằng cao su có thể bị hỏng bởi tia cực tím hoặc ozone khi sử dụng trong thời gian dài. Ống dầu là bộ phận chịu áp suất thủy lực rất quan trọng nên cần thường xuyên kiểm tra đúng. Phương pháp kiẻm tra gồm những bước sau:uốn cong ống bằng tay và nhìn bề ngoài xem có bị nứt hay không. Nếu thấy nứt thì thay ống mới. Áp suất lớn tác động trong đường dầu, vì vậy chèn vòng đệm giữa đầu nối và ống để ngăn dầu dò gỉ.

Không bao giờ sử dung lại vòng đệm kín. Vòng đệm của bulong dẫn cho dầu động cơ và bơm nước không chịu được áp lực cao vì vậy điều kiện sử dụng hoàn toàn khác nhau. Nếu vòng đệm kín được sử dụng lại, dầu dò gỉ khi phanh làm giảm áp suất dầu và phanh gặp sự cố.
Khi phanh,ống dầu dãn một chút bởi áp suất thủy lực. Mối quan hệ giữa lực đẩy tay phanh được xác định chính bởi tỉ lệ kích thước piston chính và piston ngàm phanh. Ống cứng chụi áp lực cuối cùng, phản ứng nhanh tới hoạt động tay phanh và cảm thấy sự thay đổi phù hợp hành trình. Thêm một số vật liệu cấu thành thích hợp của má và đĩa phanh thì cảm nhận hoạt động cho mỗi đời xe là riêng biệt.

VI – Dầu phanh:

Trong môi trường rất nóng hoặc rất lạnh, dầu phanh phải truyền tải đúng hoạt động của tay phanh hoặc chân phanh và giữ chức năng phanh ma sát bình thường. Do đó, dầu phanh phải có đặc điểm sau:

• Nhiệt độ sôi cao

• Không phản ứng với kim loại và cao su tổng hợp

• Độ nhớt thích hợp với nhiệt độ cao và thấp

• Bôi trơn tốt

Chỉ số DOT tiêu chuẩn được sử dụng cho dầu phanh,nó được phân loại theo điểm sôi, đó là đặc điểm quan trọng nhất. Dầu phanh xe máy sử dụng dầu DOT 3, DOT 4, and DOT 5 tiêu chuẩn, chỉ số lớn hơn thì điểm sôi cao hơn. Dầu phanh không giống dầu động cơ, nó có khả năng hút ẩm trong không khí. Khi hút ẩm, đặc điểm quan trọng, điểm sôi dầu phanh giảm xuống.

Điểm sôi của dầu phanh tiêu chuẩn

LoạiKhôẨmThành phần
DOT 3≥ 205°C≥ 140°CGốc Glycol ethyl
DOT 4≥ 230°C≥ 155°CGốc Glycol ethyl
DOT 5≥ 260°C≥ 180°CGốc Silicon

Ở đây, DOT 5 được sử dụng cho những phương tiện đặc biệt ví dụ như xe đua nhưng không dùng cho phương tiện vận tải. DOT 3 dùng cho những lọai xe cũ ngưng bây giờ nó không được dùng nữa. Bây giờ, tất cả xe máy Honda sử dụng dầu DOT 4.

• DOT 4 được chỉ định dùng cho xe máy Honda. Nếu dùng dầu DOT 3 thì hiện tượng ứ khí sẽ xảy ra vì điểm sôi thấp.

• Thành phần và phụ gia của dầu phanh có nhãn hiệu khác nhau là khác nhau. Không trộn lẫn các loại dầu phanh với nhau vì nó làm thay đổi thành phần hóa học dầu phanh.

Trên hành trình tìm hiểu về hệ thống phanh đĩa thủy lực của xe máy, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về các thành phần cơ bản và cách hoạt động của nó. Hệ thống phanh đĩa thủy lực không chỉ đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường, mà còn mang lại hiệu suất phanh mạnh mẽ và đáng tin cậy. Qua việc bảo dưỡng và tháo lắp đúng cách, chúng ta có thể duy trì và nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh, từ đó tăng cường sự an toàn cho người lái và người đi đường. Hãy luôn chú trọng đến việc bảo dưỡng định kỳ và sự chính xác trong quá trình sửa chữa để đảm bảo hệ thống phanh luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here