
Hệ thống điều khiển của xe đạp điện
Các bộ phận điều khiển của xe đạp điện bao gồm bo điều khiển, tay cầm thay đổi tốc độ, tay cầm chỉ báo, bảng điều khiển, cảm biến hỗ trợ, công tắc hay Switch chuyển mạch và đèn
1/ Bo điều khiển
Bo điều khiển (bo điều tốc) của xe đạp điện được kết hợp với tay cầm xoay để điều khiển tốc độ quay của động cơ là những thành phần cốt lõi của hệ thống xe đạp điện. Bo điều khiển được kết hợp với động cơ tương ứng nên được chia làm hai loại: Bo điều khiển cho động cơ không chổi than và bo điều khiển cho động cơ có chổi than. Bo điều khiển được hiển thị trong Hình 2-7: Bo điều khiển điện
2/ Tay ga thay đổi tốc độ (Throttle)
Tay ga điều khiển tốc độ là một bộ phận không thể thiếu của xe đạp điện được thể hiện như Hình 2-8. Bên trong tay ga có một cảm biến hiệu ứng tuyến tính HALL. Cảm biến này hiện nay thường sử dụng loại mã 49E, 3503… nhằm tăng hoặc giảm tốc độ xe điện. Từ trường tuyến tính được tạo ra bằng cách tăng giảm ga và khi có điện cực được phân cực gắn vào cảm biến sẽ có điện áp ra từ 1- 4V tại chân SIGNAL (Xanh lá). Tùy thuộc vào khoảng cách của từ trường và trong trường hợp từ trường bằng 0 tức là điểm ga ở giữa (nam châm quét qua và cảm biến hall nằm chính giữa bắc và nam của nam châm) thì SIGNAL đầu ra sẽ là 2.5V. Tay ga xe điện hiện nay thường tích hợp thêm nhiều tính năng như báo PIN, công tắc còi, công tắc đèn, khóa…Nhưng các bạn nên lưu ý yếu tố quyết định xe có chạy được hay không nằm ở con cảm biết Hall là ba đầu dây ra ở tay ga thông thường là ba dây đỏ, xanh lá và đen (đây là 3 dây cảm biến tay ga).
3/ Tay phanh điện
Tay phanh điện ngoài chức năng giúp hệ thống phanh hoạt động thông qua hệ thống dây dẫn và vỏ lót dây phanh (phanh bằng cơ học). Mặt khác tín hiệu phanh đầu ra bằng công tắc bên trong tay phanh được gửi đến bo điều khiển và bo điều khiển nhận tín hiệu này đồng thời đưa ra lệnh cắt nguồn cấp điện cho động cơ, nhờ đó thực hiện chức năng tắt nguồn phanh. Quá trình đầu tiên khi bóp phanh tắt nguồn sau đó phanh cơ hoạt động để tránh làm hỏng các bộ phận điện tử của bo điều khiển. Tay phanh điện được thể hiện trong Hình 2-9.
4/ Bảng hiển thị chức năng
Các loại xe đạp điện hay xe máy điện hiện nay đều có bảng hiển thị chức năng như xin nhan trái, xin nhan phải, đèn, chỉ báo tốc độ, báo pin, báo đèn pha, quãng đường đi được, đo nhiệt độ môi trường….Ngoài ra có loại còn tích hợp cả đèn pha
5/ Bộ trợ lực PASS.
Bộ trợ lực PASS hay còn gọi là cảm biến tăng cường nó cho phép động cơ quay khi người đạp xe đạp bình thường mà không cần dùng tới tay ga. Nó có cấu tạo gồm các nam châm từ tính gắn chặt trên một đĩa quay và được gắn trên trục giữa. Khi đạp xe vòng đĩa có nam châm từ sẽ quét qua cảm biến HALL, năm nam châm trên vòng từ tính trong một vòng quay của trục trung tâm đưa ra năm xung về bo điều khiển. Khi nhận được tín hiệu xung này bộ điều khiển thông minh sẽ tự động nhận biết và một mô-men xoắn hỗ trợ 1:1 được tính toán để cung cấp cho động cơ điện. Cảm biến tăng cường có thể nhận ra vòng quay thuận hay ngược để nó chỉ cấp nguồn khi có vòng quay bàn đạp tiến về phía trước (chiều thuận). Bộ trợ lực Pass được thể hiện như Hình 2-11: Bộ trợ lực Pass.
6/ Bộ sạc điện
Bộ sạc có chức năng chính là chuyển đổi điện áp AC220V thành điện áp DC cung cấp bù cho Acquy hay Pin sau thời gian sử dụng. Sạc xe điện hiện nay thường sử dụng 24V12Ah, 36V12Ah, 48V12Ah, 48V20Ah, 60V20Ah, 72V20Ah…Trong đó sạc 36V, 48V và 60V là sạc phổ thông. Riêng ở Việt Nam dòng 24V cũng rất phổ biến vì phù hợp với xe chế, xe Nhật Bãi, và các dòng xe điện thiên về trợ lực…Được thể hiện như Hình 2-12: Sạc xe điện