Động cơ 4 kỳ trên xe máy là một chủ đề quan trọng và hấp dẫn trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và công nghệ ô tô. Được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xe máy, động cơ 4 kỳ đặt ra những thách thức và cung cấp những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành này. Việc hiểu rõ về cách động cơ này hoạt động không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất của xe máy mà còn mang lại những lợi ích về tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải độc hại.
1. Tổng quan về động cơ 4 kỳ:
Động cơ 4 kỳ (4 thì) là một loại động cơ nội đốt thường được sử dụng trên nhiều loại xe máy. Nó hoạt động dựa trên một chu trình 4 giai đoạn: hút, nén, nổ sinh công và xả.
Giai đoạn 1: Hút – Hỗn hợp nhiên liệu được hút vào trong xi lanh.
Giai đoạn 2: Nén – Hỗn hợp được nén trong xi lanh để phù hợp với việc đốt cháy.
Giai đoạn 3: Nổ sinh công – Hỗn hợp được đánh lửa để cháy sinh công.
Giai đoạn 4: Xả – Xả các khí ga vừa cháy nổ ra ngoài xi lanh
2. Các bộ phận cấu thành động cơ 4 kỳ:
– Piston: nhập áp lực từ khí cháy và di chuyển lên xuống trong xi lanh
– Tay Biên: Nối piston và trục cơ và chuyển lực nhận được từ piston tới trục cơ
– Trục Cơ: biến dịch chuyển tịnh tiến lên xuống của piston thành chuyển động quay và truyền lực tới bộ số thông qua hệ thống ly hợp
– Xúpáp (van): van hút và van nạp được trang bị, van hút mở và đóng trong kỳ hút, van xả đóng mở trong kỳ xả.
– Cổng: cổng có trên 2 phía của xi lanh, cổng hút hút hỗn hợp khí và nhiên liệu vào xi lanh và cổng xả thì thải khí ga cháy ra ngoài
– Trục cam: là một trục có khuôn hình vấu cam, các vấu cam này sẽ dịch chuyển cò mổ mở và đóng các xúpáp (van)
– Xích cam: truyền chuyển động quay từ trục cơ tới trục cam.
– Bugi: là chi tiết tạo tia lửa điện đánh lửa đốt cháy hỗn hợp trong buồng đốt.
3. Hoạt động của động cơ 4 kỳ:
Giai đoạn 1: Hút: hỗn hợp khí và nhiên liệu được hút vào xi lanh
Khi van hút mở và piston đi xuống áp suất âm có trong xi lanh và hỗn hợp khí và nhiên liệu được hút vào xi lanh.
Giai đoạn 2: Kỳ nén: Hỗn hợp khí và nhiên liệu được nén trong xi lanh phù hợp để đốt cháy
Khi piston đi xuống hết và bắt đầu đi lên, lúc này van hút sẽ đóng và làm kín xi lanh. Nó sẽ ép nén hỗn hợp khí và nhiên liệu lại phù hợp để đốt cháy.
Giai đoạn 3: Sinh công: Hỗn hợp khí/ nhiên liệu được đốt cháy
Bugi tạo ra tia lửa điện đốt hỗn hợp bị nén và hỗn hợp nhanh chóng cháy trong xi lanh thành khí ga cháy và nó sẽ đẩy piston đi xuống, năng lượng biến thành chuyển động quay của trục cơ.
Giai đoạn 4: Kỳ xả: Khí ga cháy được xả ra ngoài
Van xả mở và piston đi lên trên bắt đầu đẩy các khí ga bị đốt cháy ra ngoài xi lanh trước khi piston lên tới điểm chết trên một chút van nạp bắt đầu mở khi đó kỳ xả thay đổi thành hút trong khí khí cháy bị đẩy ra ngoài hết.
Thời điểm mở van: Trục cam quay một vòng trong khi trục cơ quay hai vòng mở và đóng các van hút và xả. Mối quan hệ giữa góc quay của trục cơ và thời điểm mở van hay đóng được gọi là thời điểm của van.
Thời điểm van hút
Van hút bắt đầu mở trước khi piston tới điểm chết trên, hỗn hợp nhiên liệu không bắt đầu chạy vào nhanh chóng do đó van hút mở trước khi piston tạo ra áp suất âm, hỗn hợp nhiên liệu sẽ đi vào xi lanh và nó tiếp tục đi vào xi lanh ngay cả sau khi piston đến điểm chết dưới BDC do đó van nạp đóng sau điến chết dưới. Điều này để đạt hiệu quả cao trong việc hút hỗn hợp.
Thời điểm van xả
Van xả được mở trước khi piston đến điểm chết dưới. Hoạt động này với áp suất trong buồng cháy đẩy mạnh quá trình thải vì khí ga có xung động lớn sau khi piston tới điểm chết trên do đó van xả được đóng sau điểm chết trên.
Van Mở Chồng( Overlap)
Vào thời điểm giữa kỳ xả và hút cả hai van đều mở cùng một lúc. Và được gọi là Overlap hỗn
hợp khí nhiên liệu được nạp vào trong lúc khí xả được xả ra ở cổng hút.
4. Các loại động cơ 4 kỳ:
Động cơ 4 kỳ được phân loại theo xilanh đơn hay nhiều xi lanh thông qua số lượng xi lanh trang bị trên động cơ. Lọai nhiều xi lanh lại được phân loại theo xi lanh thẳng hàng hay chữ V hoặc đối xứng theo phương nằm ngang, tính năng, đặc tính, khối lượng và các đặc trưng khác tùy theo từng loại động cơ. Mỗi loại xe có động cơ thích hợp nhất được dùng trên xe.
– Động cơ xi lanh đơn: Đây là loại thiết kế cơ bản và hay dùng trên xe máy nhỏ (từ 50-150cc) và mô tô địa hình nó có số lượng chi tiết nhỏ và ít cùng cấu trúc đơn giản.
– Động cơ nhiều xi lanh: Nó có nhiều xi lanh với dung tích được tạo ra từ xi nhỏ. Động cơ nhiều xi lanh so sánh với xi lanh đơn thì động cơ nhiều xi lanh có tốc độ tua cao hơn.
– Thằng hàng: Xi lanh được sắp xếp liền nhau, là loại phổ biến.
– Động cơ chữ V: Động cơ sắp theo hình chữ V,nó nhỏ gọn hơn loại thẳng hàng
– Động cơ đối xứng ngang: Có xi lanh đối xứng ngang, chiều cao động cơ thấp và hạ thấp trọng tâm của xe.
Thông qua việc tìm hiểu về các giai đoạn hút, nén, đánh lửa, và thoát khí, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của sự hiểu biết sâu rộng về cơ bản của động cơ này trong việc tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Động cơ 4 kỳ, với các đặc tính như hiệu suất cao, tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm và khả năng giảm thiểu khí thải độc hại, đã trở thành lựa chọn ưa chuộng trong ngành công nghiệp xe máy. Tuy nhiên, thách thức vẫn đặt ra trong việc cải thiện và tiếp tục phát triển nó để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và môi trường.