Các tham số động cơ trên xe đạp điện

Các tham số động cơ trên xe đạp điện

Các tham số động cơ trên xe đạp điện

1/ Thông số cơ bản

Mỗi loại động cơ xe đạp điện và xe máy điện đều có những thông số đi kèm như sau:

➤  Công suất định mức: Pđm (kW)

➤  Điện áp định mức: Uđm (V)

➤  Dòng định mức: Idm (A)

➤  Tốc độ: n Vòng/phút

Điều cần thiết nhất đối với một thợ sửa xe là phải nắm bắt được xe điện đang sử dụng động cơ ở cấp điện áp nào 24V, 36V, 48V, 60V, 72V…với công suất định mức là 250W, 350W, 500W, 600W, 800W hay 1000W… Công suất động cơ xe đạp điện thường 250W, 350W còn công suất của xe máy điện là 500W đến 1000W hoặc lớn hơn.

2/ Phân loại động cơ xe điện

Động cơ xe đạp điện phân loại căn cu vào hai yếu tố thông điện và động lực

  1. Thông điện

Động cơ phổ biến bao gồm động cơ khan chổi than và động cơ có chổi than.

  1. Động lực

Động cơ phổ biến bao gồm động cơ có răng (nhông giảm tốc) hay còn gọi là động cơ tốc độ cao và động cơ khan răng với cách gọi khác động cơ tốc độ thấp.

Động cơ tốc độ thấp không chổi than: khan có nhông giảm tốc, có ưu điểm khan gây tiếng ồn và thời gian bảo trì lâu. Nhưng yêu cầu bộ điều khiển phức tạp, dòng khởi động lớn và khả năng chịu tải tốt.

Động cơ tốc độ cao không chổi than: hiệu suất động cơ cao, khả năng chịu tải tốt, mô-men xoắn khởi động lớn, công suất đầu ra sau khi giảm tốc thông qua thiết bị bánh răng tốc độ thay đổi, nhưng bộ điều khiển phức tạp và dòng khởi động lớn. Do có sử dụng bánh răng nên dẫn đến tiếng ồn cao, tỷ lệ hỏng bánh răng và vòng bi phụ thuộc vào thời gian và tải trọng.

So sánh ưu và nhược điểm của động cơ chổi than và không chổi than

Động cơ chổi than yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điều khiển thấp nên ít tốn kém hơn so với động cơ không chổi than. Nhưng điểm yếu của nó là tuổi thọ ngắn, tiếng ồn cao và hiệu quả thấp. Sử dụng chổi than nên trong quá trình làm việc chổ than sẽ bị bào mòn theo thời gian nên dễ bị hỏng. Đồng thời sự mài mòn tạo ra rất nhiều bụi carbon, bụi rơi vào bánh răng, hộp số… khiến cho động cơ chạy ồn hơn, tăng tốc khó hơn…Chính vì vậy đối với động cơ chổi than cần được bảo trì thay chổ than định kỳ thường 2 năm một lần.

Hầu hết tất cả các loại xe đạp điện và xe máy điện hay xe điện nói chung đều sử dụng động cơ không chổi than (Brushless motor) vì khả năng làm việc đáng tin cậy không gây tiếng ồn và có tuổi thọ lên tới 10 năm. Chính vì vậy động cơ chổi than là hướng đi tương lai cho xe điện.

Động cơ DC không chổi than có các tính năng sau:

  • Động cơ DC không chổi than có các đặc tính bên ngoài tốt và có thể tạo ra mô-men xoắn lớn ở tốc độ thấp, do đó nó có thể cung cấp mô-men xoắn khởi động lớn.
  • Động cơ DC không chổi than có dải tốc độ rộng và có thể hoạt động hết công suất ở mọi tốc độ.
  • Động cơ DC không chổi than có hiệu suất cao và khả năng quá tải mạnh, giúp nó hoạt động tốt trong hệ thống kéo.
  • Động cơ DC không chổi than có tác dụng hãm tái sinh tốt. Vì rôto của nó là vật liệu nam châm vĩnh cửu, động cơ có thể đi vào trạng thái máy phát khi phanh.
  • Động cơ DC không chổi than có thể tích nhỏ và mật độ công suất cao.
  • Động cơ DC không chổi than không sử dụng cổ góp và sử dụng cấu trúc kín nên ngăn được bụi xâm nhập vào động cơ nên có độ tin cậy cao.

No posts to display

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here