
Bo điều khiển đa năng
Sơ lược chức năng của bo điều khiển đa năng.
1) Hoàn toàn tự động thích ứng cảm biến Hall Motor.
Có chức năng tự động thích ứng cảm biến Hall và ổ đĩa đồng thời tự phân tích và chuyển đổi sao cho phù hợp trong suốt quá trình di chuyển cho dù cảm biến Hall đang đặt góc là 120 ° hoặc 60 °. Bất kể Hall đặt như thế nào miễn là có kết nối với bo điều khiển, tất cả những gì còn lại bo điều khiển sẽ tự động tính toán và thực hiện cho bạn. Yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định động cơ chạy êm, không tiếng kêu và mượt.
2) Thích nghi với đa luồng điện áp.
Đối với bo thường (bo có sử dụng cảm biến Hall) thì bạn chỉ sài được một cấp điện áp do nhà sản xuất đưa ra. Nhưng đối với bo khiển đa năng, nó được trang bị đa tiêu chuẩn có thể chạy đa cấp điện áp đầu vào chẳng hạn như bo điều khiển đa năng 36V/48V có thể chạy được ở cấp điện áp đầu vào là 36V (Sử dụng 3 bình Acquy) hoặc 48V (Sử dụng 4 bình Acquy). Tương tự với bo điều khiển 48V/60V cũng vậy có thể chạy ở hai cấp điện áp 48V (Sử dụng 4 bình Acquy) hoặc 60V (Sử dụng 5 bình Acquy)…Tuy đa cấp điện áp nhưng bo điều khiển đa năng vẫn có thể tự động xác định điện áp thấp của Acquy và khóa chính xác giá trị bảo vệ điện áp thấp.
3) Chức năng chống trộm.
Khi bật chế độ khóa chống trộm hệ thống sẽ tự động đi vào trạng thái bảo mật: bo điều khiển động cơ sẽ tự động nhận diện động cơ tiến về phía trước hoặc sau từ đó đưa ra tín hiệu khóa cứng động cơ lại. Ngoài ra còn phát ra tiếng hú báo động cho chủ xe.
4) Bảo vệ điện áp thấp.
hay Ắc Khi điện áp đầu vào thấp hơn giá trị bảo vệ (under voltage). Tức điện áp PIN quy nhỏ hơn điểm bảo vệ điện áp thấp, đầu ra sẽ tắt để bảo vệ PIN hay Ắc Quy. Đối với xe 24V, 36V, 48V, 60V và 72V mức bảo vệ điện áp thấp tương ứng là 21V,31.5V, 42V, 52.5V và 63V
5) Chức năng đảo chiều động cơ.
Sau khi nhấn công tắc đảo chiều (giắc đảo chiều), bo điều khiển sẽ tự động nhận dạng đồng thời động cơ quay chậm và chuyển đổi chiều quay. Sau khi nhả công tắc đảo chiều, bo điều khiển xe lưu nhớ trạng thái chiều quay đó.
6) Chức năng đảo chiều động cơ dạng số lùi.
Sau khi bật công tắc lùi (giắc lùi động cơ), bo điều khiển sẽ tự động nhận dạng lưu trạng thái chiều quay ngược vào bộ nhớ. Chỉ cần có tín hiệu chạy từ tay ga động cơ xe sẽ được đảo chiều quay, sau khi tắt công tắc động cơ lại trở lại chiều thuận như ban đầu.
7) Phanh điện.
Bo khiển có chức năng phanh điện an toàn. Khi bóp công tắc phanh toàn bộ hệ thống điện cấp cho động cơ sẽ ngừng hoạt động.
Hiện nay nhiều loại bo điều khiển thông minh có thể tái tạo năng lượng cho PIN hay Ắc Quy sau khi phanh nhằm tăng đáng kể số quãng đường đi được cho xe.
8) Chế độ tự động (tự duy trì).
Người dùng có thể chọn chức năng tự trình: Khi xe điện chạy đến một tốc độ nhất định, định và kết hợp với công tắc duy trì thì xe điện sẽ tự đó dù bạn có trả ga lại và không cần ga và trả ga sẽ chuyển về chế độ bằng tay, động hoặc bằng tay chức năng hành người dùng có thể giữ tay lái cố động chạy với tốc độ ở mức ga muốn bỏ chế độ tự động bạn vặn ga hoặc có thể sử dụng phanh điện.
9) Chức năng trợ lực PASS.
Với chức năng tăng cường 1 + 1, các chức năng hỗ trợ nguồn điện có thể được thực hiện và người dùng có thể tiết kiệm nhiều điện hơn trong quá trình sử dụng xe.
10) Chức năng thay đổi tốc độ.
Khách hàng có thể thiết lập tốc độ xe theo nhu cầu riêng của mình, tốc độ có thể tăng lên 120% ở tốc độ cao, tốc độ trung bình là tốc độ ban đầu và tốc độ thấp là 80% tốc độ ban đầu. Có thể hiển thị tốc độ cao, trung bình và thấp (3 cấp tốc độ).
Ngoài ra nó còn nhiều tính năng bảo vệ khác như quá áp, quá dòng, mất pha, ngắn mạch MOS, bảo vệ chống chạy (không bật nguồn), bảo vệ lỗi phanh…
Sau đây là sơ đồ chi tiết một số bo điều khiển đa năng thực tế.
a) Bo điều khiển đa năng 24V/36V – 350W và bo điều khiển 36V/48V – 350W S dụng 6 MOS hiệu HONDA. Bo điều khiển đa năng 350W – 6 MOS được thể hiện như Hình 4 11. Sơ đồ và cách đi dây được thể hiện như Hình 4-13.
b) Bo điều khiển đa năng có công suất 500W đến 1500W hiệu HONDA. Chỉ khác nhau về công suất còn chức năng như nhau. Bo điều khiển đa năng hiệu HONDA được thể hiện như Hình 4-12. Sơ đồ và cách đi dây được thể hiện như Hình 4-14.
Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều loại bo điều khiển ZIN hay đa năng khác từ công suất 350W đến hàng nghìn W. Nhưng cơ bản các cụm giặc chức năng tương tự không có gì thay đổi nhiều chỉ có thể khác màu dây. Nhưng mấu chốt đối với thợ sửa chữa và bảo trì thì việc nắm vững và xác định rõ cụm dây chức năng là cần thiết. Chính vì vậy sau đây là các mẹo nhỏ để xác định cụm chức năng của các giắc dây bọ điều khiển,
➤ Nguồn cấp: Thường gồm 3 dây trong đó 2 dây đỏ và đen là to nhất, dây còn lại là dây màu cam hoặc màu đỏ có kích thước nhỡ lớn hơn các dây bé còn lại, đây chính là dây khóa điện. Đối với bo điều khiển có công suất là 350W thì nó chung một giắc nhựa, còn với công suất trừ 500W trở lên thông thường sẽ bấm cốt khuyên tròn.
➤ Pha động cơ: Bao gồm 3 sợi dây to nhất trên bo điều khiển xanh lá, xanh dương và vàng.
➤ Cảm biến động cơ (mắt động cơ): Giắc nhựa vuông 5 dây đỏ, đen, xanh lá, xanh dương, vàng. Riêng đối với một số bo ZIN có thể sẽ là 2 giắc nhựa nhỏ một giắc gồm 2 dây đỏ, đen và giắc còn lại 3 dây vàng, xanh lá, xanh dương. Nhưng lưu ý đỏ và đen khi đo chỉ có nguồn 5V.
➤ Tay ga: Thường là giắc nhựa gồm 3 dây có màu đỏ, xanh lá, đen. Riêng với ba điều khiển có công suất là 350W có thể là giắc nhựa 4 dây đỏ, xanh lá, đen và thêm một dây màu trắng (phanh điện).
➤ Phanh điện: Là giắc nhựa 2 nhưng cắm l dây thông thường có màu tím (phanh mức cao).
➤ Đảo chiều: Gồm 2 dây đơn lẻ cùng màu có thể cắm vào nhau được.
➤ Chống trộm: Gồm 2 giắc nhựa màu đỏ, 1 giắc 2 dây đỏ và đen (có điện áp bằng điện áp bình) và 1 giắc 3 dây (trong 3 dây đó có 1 dây pha động cơ, 1 dây khóa điện và 1 dây tín hiệu khóa cứng động cơ ăn vào chân A3 trong bo điều khiển). dây này thường sẽ thông vào một trong ba pha động cơ.
➤ Hiển thị tốc độ: dây hiển thị tốc độ thường là dây đơn lẻ có đầu giắc cốt cắm và dây này thường sẽ thông vào một trong ba pha động cơ.
3. Lắp đặt bo điều khiển.
Bo điều khiển được gắn trong một hộp nhôm nhằm dễ dàng niêm phong và tản nhiệt. Những chiếc xe đơn giản có bàn đạp thường lặp bo điều khiển phía dưới yên sau như xe Yamaha, Asama, Xe Trung Quốc được thể hiện như Hình 4-15. Loại khác thì lắp ở đầu đèn hoặc phía gầm để chân như xe Bridgestone, xe HK-Bike, Gian 133M…Còn đối với xe máy điện hiện nay đa phần bo điều khiển sẽ lắp phần cốp, yên sau xe máy điện được thể hiện như Hình 4-16.
1) Tiêu chí lắp đặt bo điều khiển.
(1) Vị trí lắp đặt phải dễ dàng, tránh mưa tản nhiệt tốt, dễ dàng thao tác khi sửa chữa và bảo trì.
(2) Gia cố chắc chắn bo điều khiển khi lắp đặt cũng như thay thế. Tránh trường hợp bo điều khiển bị va đập, căng kéo đứt dây gây hư hỏng.
2) Thiết lập các giắc đấu nối.
(1) Kiểm tra xem các đầu nối có tiếp xúc tốt hay không trước khi lắp đặt.
(2) Các dây điện tiếp xúc kém hoặc bị hỏng đầu cốt cần phải được làm lại.
(3) Sau khi lắp đặt, các dây dẫn thừa không sử dụng nên băng, bó thật gọn.
4. Nguyên tắc thay thế bo điều khiển.
Bo điều khiển được thay thế trong quá trình bảo trì sửa chữa phải có cùng điện áp và công suất như bo điều khiển gốc (có thể thay thế bo công suất cao hơn so với bo gốc 3 MOS nhằm đảm bảo tính hiệu quả cũng như độ bền). Bo điều khiển cũ bị hỏng đòi hỏi phải thay thế bằng loại bo cùng chủng loại và phải phân biệt rõ bo điều khiển cần thay thế là bo điều khiển chổi than hay bo điều khiển không chổi than. Nếu sử dụng bo điều khiển không chổi than thay thế cho bo điều khiển chổi than bắt buộc các bạn phải thay thế động cơ từ chổi than sang động cơ không chổi than tương ứng.
Ngoài ra, trường hợp động cơ bị hư hỏng Hall các bạn có thể thay thế bằng bo điều khiển đa năng. Nhưng các bạn cực kỳ lưu ý với những trường hợp động cơ chết Hall thì đa phần nước vào hay cảm biến Hall bị chập và bo điều khiển đa năng thường sẽ tốn điện chạy không mượn bằng bo ZIN (bo sử dụng Hall động cơ). Chính vì vậy cần kiểm tra kỹ khi đưa ra quyết định nên thay Hall động cơ hay sử dụng bo điều khiển đa năng.