
Bình điện thông thường, hay còn gọi là bình điện nước, là một trong những thành phần quan trọng và không thể thiếu trên xe máy. Được thiết kế để cung cấp nguồn điện cho hệ thống đánh lửa, đèn chiếu sáng và các thiết bị điện tử khác, bình điện nước đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo xe máy hoạt động mượt mà và ổn định.
1. Cấu trúc của bình điện thông thường:
Bao gồm cực âm và cực dương và chất điện phân chứa trong một hộp được gọi là hộp bình điện. Phản ứng hóa học diễn ra trong đó. Bình điện có nhiều ngăn và điện áp mỗi ngăn khoảng 2.1 V khi sạc đầy và được nối bên trong. Bình điện 12V có 6 ngăn và bình 6V có 3 ngăn.
Cấu trúc của bình điện thường với các bộ phận cấu thành chính như sau:
2. Đổ dung dịch vào bình điện mới:
a. Đổ dung dịch như thế nào:
(1) Tháo các nút của các ngăn bình và bịt kín của ống tràn.
– Chắc chắn không để bụi hay bất cứ gì roi vào bình điện.
– Tháo nút bịt kín vì có thể có oxygen và hydrogen sinh ra. Mặt khác bình điện có thể nổ
(2) Đổ dung dịch vào tới vạch UPPER LEVEL. Giữ đúng mực nếu đầy quá tràn làm hỏng xe nếu đổ quá đầy phải hút bớt ra.
– Để bình điện tĩnh khoảng 20 phút cho đến khi mực dung dịch ổn định.
– Đôi khi mực dung dịch xuống thấp sau khi để yên đổ thêm đúng loại cho tới vạch UPPER LEVEL.
– Khi dung dịch tràn ra ngoài sau khi hoàn tất cần rửa bình bằng nước nhưng không được để nước vào trong. Chúng tôi cung cấp cuốn băng về đổ dung dịch tham khảo đoạn băng “050201-M01 đổ dung dịch vào bình điện.
b. Sạc bình sau khi đổ dung dịch:
Bình điện có thể sử dụng ngay sau khi đổ dung dịch nhưng nếu không thể khởi động động cơ hãy sạc nó những nguyên nhân sau có thể làm bình hỏng.
– Băng hay nút bịt kín không được lắp ráp trong lúc bảo quản bình: vì nút bịt bị hở không khí vào và làm oxits kém các kim loại làm điện cực và làm không dùng ngay được(dùng ngay được có nghĩa là không cần sạc sau khi đổ dung dịch)
– Bảo quản quá lâu sau khi sản xuất: sự phá hủy của thời gian làm các điện cực bị ô xít và không dùng ngay được.
– Nhiệt độ quá thấp: khi trời lạnh phản ứng hóa học diễn ra chậm.
3. Sử dụng dung dịch như thế nào:
Dung dịch điện phân có tính anăn mòn cao. Là oxi hóa kim loại và làm bỏng và viêm. Bạn cần thận trọng khi tiếp xúc với dung dịch điện phân không để chúng tiếp xúc với da hay sơn của xe. Đôi khi bạn có thể không nhận thấy dung dịch bắn ra khi sử dụng vì nó là chât lỏng không màu và trong suốt. Cẩn thận không để dung dịch chảy ra bất cứ đâu.
– Nếu dung dịch điện phân bắn vào mắt rửa ngay bằng nước và trong vòng 15 phút đến ngay các cơ sở y tế.
– Nếu nuốt phải hãy uống thật nhiều nước ngay và đến cơ sở y tế.
– Nếu nó rớt ra da hay dụng cụ rửa bằng nước ngay nó có thể ăn mòn dụng cụ
– Mang trang phục bảo hộ và găng tay khi tiếp xúc với dụng dịch điện phân hay bình điện (ví dụ khi bạn đổ dụng dịch vào bình) mang mũ, khẩu trang , quần áo chống axit tùy thuộc công việc của bạn.
4. Sạc bình:
Quy trình sạc điện có thể tách ra làm hai loại. sạc bình thường với bình và dòng điện sạc nhỏ và thời gian sạc dài và sạc thời gian ngắn vừoi dòng điện lớn
– Sạc thông thường: Sạc thông thường thực hiện với dòng sạc tương đối thấp (1/10 dung lượng bình điện) và thời gian dài (khoảng giá trị dòng nạp khoảng 1.2 đến 1.5) sạc như thế này không làm hỏng tính năng của bình điện.
– Sạc nhanh: Sạc nhanh là phương pháp tạm thời với dòng sạc lớn (khoảng một nửa hoặc ¼ dung lượng bình điện) để sạc cho bình phóng điện trong thời gian ngắn. Sạc nhanh.bình nóng do dòng sạc lớn và khí ga nhiều và làm tuổi thọ bình ngắn.
5. Cách kiểm tra:
Kiểm tra tình trạng bên ngoài:
– Kiểm tra nứt của bình điện, thay thế nếu có.
– Lau sạch bụi bẩn bằng giẻ sạch.
– Khi cực bình hoặc dây có dấu hiệu ăn mòn, đánh sạch bằng giấy ráp hoặc chổi đồng.
– Kiểm tra lỏng các dây bình điện và bắt lại các dây nếu lỏng, nếu lỏng thì sẽ khó khởi động động cơ.
Kiểm tra mực dung dịch:
– Kiểm tra mực dung dịch tại mỗi ngăn bình điện nằm giữa vạch LOWER LEVEL và UPPER LEVEL trên cạnh của bình điện.
– Nếu nó nằm ở vạch UPPER LEVEL là đủ nếu nó nằm ở vạch LOWER LEVEL, tháo bình điện ra khỏi xe và tháo các nắp ngăn sau đó đổ nước cất vào cho đến vạch UPPER LEVEL.
– Sau khi đổ đầy bằng nước cất vặn chặt các nút ngăn bình lại.
– Khi dung dịch bị giảm nhanh so với các xe khác thì có thể do dò rỉ dung dịch hay quá sạc.
∗ Kiểm tra bình điện và hệ thống sạc trên xe.
∗ Không dùng nước máy hay nước khoáng đổ vào bình điện. Tạp chất có bên trong có thể tác dụng với chì và làm hư hỏng bình và làm bình tự phóng điện.
6. Sử dụng dụng cụ đo tỷ trọng dung dịch như thế nào:
Tỷ trọng kế được sử dụng để đo tỷ trọng của dung dịch. Bạn có thể chỉ ra lượng điện có trong bình (phóng hay sạc) bằng cách đo tỷ trọng dung dịch
– Đưa tỷ trọng kế vào thẳng góc với ngăn của bình điện và từ từ hút dung dịch vào điện cực.
– Để cho nó nổi và đọc phần nổi nên chú ý không để tỷ trọng kế chạm vào cạnh thủy tinh và sau đó bơm dung dịch trở lại ngăn bình điện.
– Đo các ngăn khác của bình tương tự
– Không hòa trộn dung dịch của các ngăn lại với nhau.
Việc hiểu rõ về bình điện thông thường xe máy, hay bình điện nước, không chỉ giúp bạn đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong quá trình vận hành xe mà còn kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị liên quan. Qua việc nắm vững các kiến thức cơ bản hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu cần thiết để kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời, giúp xe luôn hoạt động mạnh mẽ và an toàn trên mọi hành trình.