
Các xe thông thường được trang bị các thiết bị điện như đèn và hệ thống cung cấp điện cho các thiết bị điện này được gọi là hệ thống sạc. Hệ thống sạc gồm các thành phần có các chức năng sau:
Tên bộ phận | Chức năng |
Máy phát AC | Máy sinh ra dòng điện nhờ chuyền động quay của động cơ |
Tiết chế chỉnh lưu | – Chuyển đổi dòng xoay (AC) chiều thành một chiều (DC) – Hiệu chỉnh hiệu điện thế để không vượt qua giá trị cho phép |
Bình điện | Lưu trữ dòng điện dưới dạng dòng một chiều DC |
1. Sơ đồ các bộ phận cấu thành hệ thống sạc:
2. Cấu trúc của máy phát xoay chiều:
Máy phát điện xoay chiều bao gồm rotor quay và cuộn stato. Khi động cơ bắt đầu hoạt động thì rotor quay nhờ chuyển động quay của trục cơ. Từ trường vĩnh cửu sẽ sinh ra trong (ngoài) cuộn dây. Dòng điện sẽ được sinh ra khi lực từ trường đi qua lõi của cuộn dây. Dòng này gọi là dòng cảm ứng từ trường, dòng điện này không chỉ có ở hệ thống sạc mà còn ở hệ thống đánh lửa, hệ thống đèn sử dụng dòng xoay chiều. Ngoài ra rotor làm chuyển động trục cơ nhịp nhàng hơn làm cho động cơ chạy ổn định ở tốc độ thấp.
– Nam châm vĩnh cửu:
Nó được sử dụng rộng rãi, bao gồm rotor có gắn nam châm vĩnh cửu quay xung quanh các cuộn dây. Các cuộn dây được đặt trong stato. Nói dung, các cuộn dây cung cấp điện cho hệ thống sạc đồng thời, nó cung cấp điện cho hệ thống đánh lửa và hệ thống đèn. Thành phần mà các cuộn dây gắn vào được gọi là stato. Thành phần để dòng điện sinh ra được gọi là cuộn sạc.
– Loại cuộn dây kích:
Cuộn kích được gắn vào rotor, bằng cách cung cấp nguồn tới cuộn kích bằng các chổi quét, rotor được từ hóa và dòng điện được sinh ra. Vì loại này có dòng đầu ra lớn, nó thường được sử dụng cho các loại xe lớn.
3. Các loại máy phát điện xoay chiều:
Ngày nay có hai loại máy phát điện xoay chiều được sử dụng cho xe qua đầu ra và cấu tạo của chúng
a. Đầu ra một pha:
Bởi vì đầu ra một pha được tại ra với một cuộn sạc, sóng đầu ra là sóng một pha xoay chiều.
Số lượng nam châm vĩnh cửu ở rotor xác định chu kì/ tần số AC trên một vòng quay. Hình dưới đây thể hiện sóng một pha của hai cặp nam châm. Một vòng quay tương ứng với hai chu kì mặc dù dòng đầu ra nhỏ nhưng máy phát một pha có thể làm nhỏ, nhẹ và dễ dàng cung cấp nguồn cho hệ thống đèn. Vì vậy nó được sử dụng với các xe cỡ nhỏ có tải trọng điện bé.
b. Đầu ra ba pha:
Máy phát ba pha có ba cuộn dây được kết nối với nhau, mỗi cuộn dây sinh ra dòng điện một pha dòng điện xoay chiều. Với lí do này, dòng 3 pha bao gồm ba dòng một pha với sóng của các dòng lệch nhau 120 độ và chồng lên nhau
Máy phát điện ba pha có kí hiệu như hình dưới nhưng một số cuộn dây được mắc nối tiếp trong cuộn stato.
Đầu ra ba pha sinh ra dòng điện lớn hơn và nó được sử dụng ở các xe phân khối lớn với tải trọng điện lớn. Có hai loại máy phát ba pha khác nhau tùy theo cách mắc các cuộn dây, chúng phân biệt quá các kí hiệu. Tuy nhiên, cách bảo dưỡng không khác nhau.
Máy phát điện kích được sử dụng ở trong ô tô. Nó sinh ra dòng điện bằng cách cung cấp dòng điện tới cuộn kích của rotor từ. Nó có biểu tượng như hình bên dưới bao gồm cuộn dây 3 pha và cuộn kích
Có hai phương pháp mắc 3 pha được thể hiện như dưới đây: mắc hình sao (Y) và mắc tam giác (delta). Nói chung thì cách mắc hình sao dễ hơn cách mắc hình tam giác. Nhưng cách mắc hình tam giá cho dòng diện lớn hơn ở tốc độ thấp, cách mắc hình sao được sử dụng thường xuyên hơn
Theo dõi Phần 2: tại đây